Trong đó yêu cầu mỗi bài giảng chỉ đứng tên 1 giáo viên, mỗi giáo viên có thể thiết kế nhiều bài giảng e-Leaming.
Bài giảng phải hoàn chỉnh một nội dung cụ thể (tối thiểu là một tiết học trong chương trình giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành); chính xác, khoa học, đảm bảo tính hệ thống, chuẩn mực; tổ chức thực hiện và phân phối thời gian bài giảng hợp lý; khuyến khích tự tạo học liệu và ứng dụng công nghệ hiện đại (hình ảnh, đồ họa, video...) vào bàng giảng.
Bài giảng phải do chính giáo viên thiết kế, xây dựng, chưa từng được công bố, lưu hành, chia sẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng (tên bài, nội dung không trùng với bài đã dự thi năm trước); đảm bảo các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.
Bài giảng phải có 3 phần: Phần đầu; phần nội dung (trình bày theo kịch bản giảng dạy của giáo viên); phần cuối (trang thông tin về tài liệu tham khảo, cần ghi rõ nguồn gốc của thông tin tham khảo sử dụng trong bài giảng, không vi phạm bản quyền).
Ngôn ngữ chính thức sử dụng trong bài giảng là tiếng Việt (trừ bài giảng môn Ngoại ngữ), sử dụng bảng mã Unicode.
Bài giảng phải có ảnh của giáo viên và logo của trường; nội dung bài giảng phải có video ghi hình người giảng theo tiến trình bài học hợp lý, có video tư liệu thực hiện thí nghiệm, thực hành, các trang trắc nghiệm tương tác phù hợp với đối tượng người học.
Bài giảng phải được xuất bản dưới dạng web, đọc được trên các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại di động...
Việc đánh giá kết quả của bài giảng được thực hiện dựa trên một số tiêu chí chính: công nghệ, nội dung, tính sư phạm và phương pháp truyền đạt, hình thức.