Nhà có “3 ông chủ”

Thứ năm - 28/02/2019 01:25 389 0

Nhà có “3 ông chủ”

GD&TĐ - “Bộ GD&ĐT không độc quyền quản lý Nhà nước về GD mà quyền này đã được Luật định phân thêm cho hai “ông chủ” nữa là các bộ và UBND địa phương. Thế nhưng có lỗi nào xảy ra thì xã hội đổ lên đầu ngành GD và nói: GD là của Bộ GD&ĐT đấy chứ!”. Ông Đặng Tư Ân - Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới GDPT Việt Nam (VIGEF), nguyên Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học (Bộ GD&ĐT) - trăn trở khi nói về những bất cập trong quản lý Nhà nước về GD hiện nay.

Bất công và đau xót

- Người ta nói “GD: Quyền rơm, vạ đá”. Từng nhiều năm công tác trong ngành GD, ông nhận định thế nào về câu nói này?

- “Quyền rơm vạ đá” là một khẩu ngữ, đã lưu hành từ lâu trong dân gian. Nó không chỉ quyền lực của một tổ chức hay cá nhân chẳng có gì mà trách nghiệm lại vô cùng nặng nề, không may xảy ra việc gì thì tội phải gánh chịu rất nặng.

“Giáo dục: Quyền rơm vạ đá”, là câu cửa miệng của nhiều người, của xã hội, đã chỉ rất rõ thực chất của ngành GD. Có “quyền” mà không có “lực”, nhưng nhỡ xảy ra sự cố gì chỉ một mình chịu “ném đá” tơi bời, không thương tiếc. Chẳng ai có thể nói câu tương tự như “Tài chính: Quyền rơm vạ đá”; hay “Y tế: Quyền rơm vạ đá”. Thật là nghịch lý của ngành GD, nếu không nói là bất công và đau xót.

- Vì đâu dẫn đến nghịch lý này, thưa ông?

- Điều 100, Luật GD 2005 quy định: Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về GD. Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện quản lý Nhà nước về GD theo thẩm quyền. UBND các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về GD theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả GD tại địa phương.

Như vậy, không phải chỉ mình Bộ GD&ĐT độc quyền quản lý Nhà nước về GD như một số bộ, ngành khác, mà quyền này đã được Luật định phân thêm cho hai “ông chủ” nữa. Đó là các bộ và UBND địa phương để cùng quản lý về GD. Chính định chế Nhà nước như vậy dẫn đến chức trách ai thế nào, mạnh người ấy làm, không cần phải phối hợp và cuối cùng cũng không phải chịu trách nhiệm. Để rồi có lỗi nào xảy ra thì xã hội đổ hết lên đầu ngành GD và nói: GD là của Bộ GD&ĐT đấy chứ!

Thiết nghĩ, các cơ quan, tổ chức quản lý chuyên ngành ở Trung ương, các đơn vị báo chí, truyền thanh, truyền hình cần định hướng dư luận rõ hơn, mạnh mẽ hơn, từ đó GD có được cách nhìn khoa học, công bằng và thân thiện hơn từ dư luận xã hội. Nhất là Luật GD 2005 đã được ban hành từ lâu và đến nay vẫn chưa được sửa đổi, thì đề xuất của tôi nêu trên là cấp thiết, không thể chậm trễ thêm.

Nhà có “3 ông chủ” - Ảnh minh hoạ 2
 Muốn phát triển giáo dục thì mọi nguồn lực cần tập trung

“Quyền” ít thì “lực” đâu?

- Trên thực tế, Bộ GD&ĐT quản rất ít trong số hơn 1 triệu CBQL, giáo viên. Tuy nhiên, những vấn đề xảy ra, dư luận luôn truy trách nhiệm đầu tiên với ngành GD. Có sự nhầm lẫn trách nhiệm giữa cơ quan quản lý Nhà nước theo ngành với cơ quan quản lý Nhà nước theo lãnh thổ không, thưa ông?

- Đó là thực tế, là nhìn nhận GD một cách phiến diện, không thấy đâu là nguyên nhân, là cội nguồn của sự việc, vấn đề.

Văn bản 127/2018/NĐ-CP, ngày 21/9/2018 quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về GD đã bảo đảm sự thống nhất trong quản lý, xác định nhiệm vụ, phân quyền của các tổ chức ở Trung ương và địa phương đối với GD. Văn bản cũng chỉ ra trách nhiệm về nguồn lực tài chính, về nhân sự, về điều kiện đầu vào nhằm bảo đảm chất lượng cho GD.

Theo văn bản này, từ nay UBND các địa phương không những chấm dứt việc can thiệp không đúng chức năng về tổ chức và hoạt động chuyên môn cụ thể của các nhà trường mà còn có trách nhiệm lớn hơn khi để xảy ra những tiêu cực, hạn chế liên quan tới các nhà trường và GD.

Khi trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thường đau đầu giải trình những vấn đề vốn dĩ không phải do mình trực tiếp điều hành và quản lý. Đó là những vụ việc của từng giáo viên và học sinh, của từng trường, của từng địa phương.

Thiết nghĩ, người có đầy đủ sự lý giải nhất, trách nhiệm nhất và thực tế nhất phải là các đoàn đại biểu Quốc hội của các địa phương ấy. Bộ trưởng không được quản lý toàn diện ngành, nên chỉ có trách nhiệm liên đới hay trách nhiệm chung trong lĩnh vực GD.

- Về tuyển dụng nhân sự cho ngành GD hiện nay ông nhận thấy còn bất cập gì và cần được điều chỉnh như thế nào?

- Không phải chỉ trong tuyển dụng giáo viên và bổ nhiệm CBQL GD hiện nay ở địa phương mà nhiều vấn đề khác trong GD-ĐT ở các tỉnh, thành phố cũng có nhiều bất cập. Nguyên nhân chính của những bức xúc này là sự phân chia “quyền” cho Bộ GD&ĐT, các bộ của Chính phủ và UBND các địa phương tạo ra.

Cũng chính từ nguyên nhân gốc đó, dẫn đến các văn bản dưới luật, các quyết định, thông tư của các bộ, UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thêm rắc rối, gây ra chồng chéo cho công tác quản lý GD ở nhiều nơi, nhiều vùng miền trong cả nước. Ngay cả khi Thủ tướng Chính phủ có Nghị định số 115/2010/NĐ-CP về quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về GD cũng không thể vượt qua được phạm vi điều chỉnh mà đạo luật của Nhà nước đã ban hành.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thực chất không phải tư lệnh ngành, vì có quân đâu để mà sắp đặt, điều hành. Bộ trưởng chỉ đứng đầu ngành về giám sát nội dung, chương trình chứ không có được quyền quản lý GD toàn diện, vốn đây lại là điều tiên quyết mà một vị Bộ trưởng phải có để phát triển ngành đúng hướng và hiệu quả.

Nhà có “3 ông chủ” - Ảnh minh hoạ 3

GD đã không có “quyền” lại không có cả “tiền”

Nhà nước đầu tư cho GD hàng năm 20% ngân sách. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ có trách nhiệm điều hành khoảng trên 4% ngân sách đó; còn tỷ lệ lớn hơn để chi cho cái gì, ai chi vẫn chỉ là câu hỏi của chính các đại biểu Quốc hội?

Ông Đặng Tư Ân

Theo điều 100, điểm 4 đã dẫn ra từ Luật GD ở trên thì UBND tỉnh, thành phố quản lý “các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập”. Còn Quyết định 70/2014/QĐ-TT, được ban hành theo quy định của Điều lệ trường ĐH, thì các cơ sở GDĐH ngoài công lập chủ yếu là do UBND địa phương làm “chủ”, trực tiếp quản lý. GD không được tuyển người và quản nhân lực, không có tiền (vốn ngày nay cũng là quyền lực mạnh) thì chắc chắn GD cũng không thể có “quyền” lẫn không có “lực” để hành nghề GD.

Tất yếu dẫn đến: Giám đốc Sở GD&ĐT, người đứng đầu GD địa phương, bổ nhiệm ai, như thế nào, Bộ trưởng không được biết đến. Cắt giảm biên chế để giảm biên, địa phương cứ theo tỷ lệ, theo chỉ tiêu như các ngành nghề khác. Mỗi nơi một cách, một quan niệm theo đặc thù địa phương.

Xu hướng chung của nhiều địa phương là tập trung cắt giảm biên chế trong GD (vì GD nhiều người dễ thực hiện, bảo đảm đủ chỉ tiêu) và dồn ghép các phòng có chức năng chuyên môn đặc thù, sáp nhập các cấp học, bậc học tùy tiện (vì các phòng này, cấp học này ít quan trọng, không liên quan tới nhân sự, cơm áo, gạo, tiền). Cơ sở vật chất không đảm bảo, tỷ lệ học sinh trên lớp quá cao, vượt xa, thậm chí gấp đôi quy định. Chính quyền một số nơi vẫn vô cảm với những lý do như không có kinh phí, sĩ số học sinh tăng cơ học, cơ sở vật chất không kịp đáp ứng…

Sự phân quyền quản lý Nhà nước về GD tạo nên sự độc lập của chính quyền địa phương các cấp, không tạo được động lực cho phát triển mà lại là mảnh đất tốt cho những tiêu cực sẵn có, như lợi ích nhóm trong GD có cơ hội phát triển. Tiêu cực qua kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018; can thiệp quá sâu, thậm chí tự quyết định bỏ những mô hình giáo dục mới đang được Bộ GD&ĐT đầu tư triển khai… là những thí dụ thuyết phục sinh động về những cái hại của sự “chia quyền” trong quản lý GD.

Góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) trên số 50, ra ngày 27/2, TS Nguyễn Vinh Hiển - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT có đề cập những bất cập trong quản lý Nhà nước về giáo dục. Theo đó, cơ quan ra quyết định liên quan đến ngành Giáo dục lại không phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình như tài chính (do ngành Tài chính tham mưu hoặc quyết định) hay tổ chức, nhân sự (do ngành Nội vụ tham mưu hoặc quyết định). Thực trạng này đang diễn ra như thế nào? Tại sao lại có sự bất hợp lý như vậy? Giải quyết bằng cách nào?... là những nội dung sẽ được Báo GD&TĐ đề cập trong loạt bài “Bất cập trong quản lý Nhà nước về giáo dục”.

 

Kính mời bạn đọc theo dõi và cho ý kiến phản hồi để góp phần xây dựng ngành GD-ĐT nước nhà ngày càng hoàn thiện và phát triển.

GD&TĐ

Tác giả bài viết: Thảo Đan (Thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập324
  • Hôm nay22,518
  • Tháng hiện tại300,648
  • Tổng lượt truy cập51,656,607
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944