Mở cửa trường học: Tạo môi trường an toàn, không chỉ là phòng dịch

Thứ sáu - 26/11/2021 09:27 224 0
GD&TĐ - Mở cửa trường học là cần thiết. Tuy nhiên, ngoài việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh, cần bảo đảm an toàn phòng chống thương tích, tệ nạn xã hội cho học sinh, sinh viên (HSSV) do tâm lý có nhiều xáo trộn.
Mở cửa trường học: Tạo môi trường an toàn, không chỉ là phòng dịch

Nhiều tệ nạn được ngụy trang, trá hình

Đến thời điểm này, thầy – trò Trường THCS ở xã Đức Xương (Gia Lộc, Hải Dương) đã ít nhất hai lần chuyển trạng thái từ dạy – học trực tuyến sang trực tiếp và ngược lại. Thầy Hiệu trưởng Đoàn Văn Tâm cho biết: Khó khăn lớn nhất là tâm lý của học sinh ít nhiều bị xáo trộn khi phải chuyển đổi trạng thái học tập, với môi trường và cách thức học tập khác nhau. Việc thay đổi trạng thái tâm lý đòi hỏi phải có thời gian để các em thích nghi.

“Hiện thầy – trò đã trở lại trường để dạy – học trực tiếp. Bên cạnh bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhà trường chú trọng phòng chống tai nạn thương tích, bạo lực học đường và các tệ xã hội cho học sinh” - thầy Tâm chia sẻ, đồng thời lý giải: Ở bậc THCS, nhất là với học sinh lớp 8 và lớp 9, các em bước vào tuổi dậy thì nên tâm, sinh lý thay đổi. Nhiều em thích thể hiện mình và đề cao cái tôi; do đó nếu không có biện pháp giáo dục và phòng ngừa, có thể sẽ xảy ra xung đột như: Bạo lực học đường hoặc các em có thể bị lôi kéo, sa ngã vào trò chơi điện tử, các tệ nạn xã hội khác.

Nhắc lại vụ việc hi hữu xảy xa hồi cuối tháng 10 vừa qua, bà Châu Hoài Thu -  Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh – chia sẻ: Hôm đó, là buổi sinh hoạt dưới cờ của Trường THPT Hoành Bồ. 13 học sinh của trường có biểu hiện ngộ độc như: Tê chân, tay, tâm lý bất thường… Nhà trường đã đưa vào bệnh viện.

Sau khi lấy mẫu làm test xét nghiệm ma túy trong nước tiểu 13/13 học sinh, có 5/13 em dương tính với ma túy (cần sa). Theo thông tin nhà trường cung cấp, 13 học sinh trên cùng ăn chung 1 gói kẹo (màu xanh, có in chữ nước ngoài, không rõ xuất xứ) do một học sinh mang đến. Nhà trường đã báo cáo các cơ quan chức năng, đồng thời phối hợp với Công an TP Hạ Long lập biên bản sự việc, niêm phong gói kẹo học sinh đã sử dụng và xác minh các thông tin liên quan để phục vụ điều tra.

Cũng theo ông Việt, thời gian qua, nhiều địa phương tổ chức dạy - học trực tuyến nhưng vấn đề tai nạn thương tích ở học sinh vẫn diễn biến phức tạp; đặc biệt là tai nạn đuối nước. Một số địa phương, trường học vẫn xảy ra các vụ tai nạn làm tử vong hoặc gây chấn thương đối với học sinh như: Đổ tường rào, cổng, cánh cổng trường, lan can, cây đổ, điện giật, rơi ngã từ tầng cao... Tính từ ngày 30/4 - 31/10 đã xảy ra 70 vụ tai nạn đuối nước, làm 113 trẻ em, học sinh tử vong. Theo số liệu thống kê, tử vong do đuối nước ở trẻ em xảy ra chủ yếu tại cộng đồng (chiếm 76,6%), tại gia đình (22,4%) và trong trường học (1%).

Ông Nguyễn Xuân An Việt – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) – cho biết: Qua hệ thống thông tin đại chúng được biết, tại một số tỉnh đã xảy ra hiện tượng ma túy tổng hợp trá hình rất tinh vi. Gói ma túy được ngụy trang dưới dạng bột thực phẩm hoa quả pha uống, dạng kẹo…  bán tại khu vực gần trường học, gây tác hại khôn lường cho HSSV và xã hội. Mặt khác, còn gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong phát hiện, ngăn chặn.

Ngoài ra, tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông còn diễn biến phức tạp, chưa thực sự bảo đảm an toàn tuyệt đối khi HSSV sử dụng dịch vụ giao thông. Ông Việt viện dẫn: Đầu tháng 11/2021, tại tỉnh Đắk Lắk xảy ra vụ tai nạn giao thông do phụ huynh học sinh Trường THCS Ama Trang Lơng thuê xe tư nhân đưa, đón học sinh tới trường. Trên đường đi, xe này đánh lái để nhường đường cho xe khác. Do tài xế đánh lái bất ngờ làm một học sinh bị văng ra ngoài và tử vong tại chỗ.

Mở cửa trường học: Tạo môi trường an toàn, không chỉ là phòng dịch - Ảnh minh hoạ 2
Hoạt động ngoại khóa của học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam – thời điểm chưa có dịch Covid-19. Ảnh: Tùng Linh  - TG 

Cần giải pháp linh hoạt

Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của các cơ quan chức năng, trường THCS ở xã Đức Xương đã thực hiện tích hợp lồng ghép để giáo dục cho học sinh. “Chúng tôi xây dựng thành các chủ đề để giáo dục cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, tiết chào cờ, sinh hoạt lớp... Mặt khác, khuyến khích giáo viên tích hợp vào môn học để giáo dục, trang bị cho các em kỹ năng tự phòng ngừa. Từ đó, nâng cao nhận thức cho trẻ về hiểm họa, tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội” – thầy Đoàn Văn Tâm quả quyết.

Hiện, tỉnh Quảng Ninh có 646 cơ sở giáo dục từ mầm non đến THPT. Bà Châu Hoài Thu cho hay: Từ năm 2016 đến nay, Sở GD&ĐT duy trì lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức phòng ngừa ma túy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội của các cơ sở giáo dục. Riêng năm học 2021 - 2022, sở tổ chức Hội nghị tập huấn với hình thức trực tuyến tới 115 điểm cầu và hơn 5.000 cán bộ giáo viên, học sinh tham dự. Bên cạnh tập huấn chuyên đề về phòng chống ma túy, sở GD&ĐT đã tích hợp nội dung tuyên truyền phòng ngừa ma túy và các hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học; Hội nghị về Bồi dưỡng chính trị, giáo dục đạo đức cho học sinh.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh khẳng định: Công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm, bạo lực học đường, ma túy, tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở giáo dục còn nhiều khó khăn. Do đó, các sở GD&ĐT và cơ sở giáo dục cần căn cứ vào tình hình cụ thể của dịch bệnh Covid-19 để lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động tuyên truyền giáo dục cho HSSV phù hợp với từng cấp học.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Thứ trưởng đề nghị các địa phương chủ động xây dựng phương án, quy trình xử lý những sự cố phát sinh khi học sinh quay trở lại trường học tập trực tiếp. Trong đó, ngành Giáo dục cần tăng cường phối hợp với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tại địa phương nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid-19 trong trường học.

“Mặc dù dịch Covid-19 vẫn phức tạp, nhưng mở cửa trường học đón HSSV trở lại học tập là cần thiết. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy, bạo lực học đường và đảm bảo các điều kiện an toàn sức khỏe cho HSSV cần được cơ sở giáo dục quan tâm, triển khai thực hiện theo các chỉ đạo của cấp trên và căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương”. - Ông Nguyễn Xuân An Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1392 | lượt tải:303

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1125 | lượt tải:288

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2411 | lượt tải:380

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2911 | lượt tải:479

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2231 | lượt tải:324
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập459
  • Hôm nay18,872
  • Tháng hiện tại39,177
  • Tổng lượt truy cập50,587,553
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944