Nam Phi: Hệ thống giáo dục tìm cách phục hồi sau đại dịch

Chủ nhật - 27/03/2022 21:44 548 0
GD&TĐ - Hệ thống giáo dục của Nam Phi rất lớn (13 triệu người học), không bình đẳng và được phân cấp theo xã hội.
Nam Phi: Hệ thống giáo dục tìm cách phục hồi sau đại dịch

Mặc dù đã cải thiện nhưng thành tích học tập vẫn còn thấp, mong manh và dễ bị ảnh hưởng. Đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào hệ thống giáo dục, đặc biệt là đối với những người học kém và dễ bị tổn thương.

Mất mát chưa thể đong đếm

Tháng 3/2020, Nam Phi giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới đã rơi vào tình trạng đóng cửa hoàn toàn, bao gồm cả việc đóng cửa trường học. Hệ thống giáo dục đã không được chuẩn bị cho điều này. Các trường học, giáo viên và ban giám hiệu buộc phải xây dựng hệ thống học tập từ xa khẩn cấp gần như ngay lập tức. Điều này gây ra nhiều vấn đề như việc truy cập vào các thiết bị kỹ thuật số, khả năng kết nối, nơi yên tĩnh để học và bất bình đẳng vẫn tồn tại.

Các gia đình và trường học có nguồn lực tốt hơn có thể chuyển sang các hình thức học tập kỹ thuật số và hoàn thành chương trình giảng dạy. Tuy nhiên, đa số người học không có điều kiện như vậy.

Từ tháng 6/2020, các trường học đã mở cửa trở lại. Hầu hết các trường đều tuân theo một thời khóa biểu luân phiên. Khi đó học sinh đến trường theo một ngày nhất định theo tuần và lịch trình luân phiên này vẫn tiếp tục vào năm 2021.

Các học giả giáo dục ước tính có khoảng 60% thời gian học trực tiếp tại trường bị mất vào năm 2020 và 50% vào năm 2021. Tỷ lệ mất thời gian học trực tiếp này cao hơn ở các trường có nguồn lực ít hơn.

Người ta không chắc chắn chính xác lượng kiến thức đã bị mất đi và khoảng cách bị nới rộng ra như thế nào đối với trẻ em thiệt thòi. Tuy nhiên, theo các tài liệu báo cáo toàn cầu, học sinh từ các gia đình nghèo và nước nghèo hơn sẽ chịu mất mát trong học tập nhiều hơn. Học sinh các lớp tiểu học dễ bị mất kiến thức hơn so với học sinh trung học. Mất mát kiến thức ở môn Toán cao hơn so với môn Đọc và trẻ em gái bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Nam Phi: Hệ thống giáo dục tìm cách phục hồi sau đại dịch - Ảnh minh hoạ 2
Học sinh trung học Nam Phi.

Đối với Nam Phi, việc mất mát thời gian học ở trường vào năm 2020 được cho là đã đưa hệ thống giáo dục lùi lại mức thành tích như năm 2015 – một khoảng thời gian lùi tới 5 năm. Tỷ lệ mất mát trong học tập đối với người học ở trường ít nguồn lực hơn là 4,2%, nhiều hơn so với người học ở trường giàu có hơn là 3,4%. Covid-19 đã làm trầm trọng thêm khoảng cách thành tích vốn đã khá rộng ở các khu vực.

Các nghiên cứu đo lường mức độ thành thạo trong môn Đọc ở các trường tiểu học có nguồn lực hạn chế ở Nam Phi vào năm 2020 với học sinh lớp 2 (8 tuổi) và lớp 4 mất từ 60 - 80% thời gian học một năm so với các bạn cùng lứa tuổi trước đại dịch.

Các nhà nghiên cứu Nam Phi đã so sánh điểm đọc của học sinh lớp 3 trước Covid-19 với điểm đọc của lớp 4 trong đại dịch. Họ phát hiện ra học sinh học ở nhà lớp 4 chậm hơn 1 năm. Người ta cũng thấy rằng học sinh viết ít hơn nhiều.

Ngân hàng Thế giới cảnh báo không nên đánh giá thấp mức độ thiệt hại trong học tập và nhận định: “Cuộc khủng hoảng giáo dục toàn cầu tồi tệ hơn chúng ta tưởng”.

Nam Phi: Hệ thống giáo dục tìm cách phục hồi sau đại dịch - Ảnh minh hoạ 3
Phục hồi học tập cần có cả chương trình hỗ trợ trong trường và ngoài trường học.

Những việc cần làm để thu hẹp khoảng cách

Các nhà nghiên cứu giáo dục thận trọng về tính hiệu quả của công nghệ kỹ thuật số và học tập điện tử trong việc hỗ trợ người học không tới trường. Hậu quả của việc mất tương tác ở lớp học sẽ được cảm nhận trong nhiều năm.

Tháng 1/2022, Bộ Giáo dục Nam Phi thông báo tất cả người học sẽ trở lại trường học đầy đủ, đồng thời đưa ra các biện pháp để bắt kịp việc giảng dạy và học đã bị mất trong thời gian trường đóng cửa.

Hiện không có hướng dẫn về quá trình khôi phục học tập sẽ diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm trong quá khứ và kinh nghiệm ở các nước khác, Nam Phi đã xem xét thực hiện bốn hợp phần sau để phục hồi giáo dục và học tập. Đó là củng cố và cắt tỉa nội dung chương trình học; tăng hiệu quả việc giảng dạy; hỗ trợ các chương trình giáo dục ngoài nhà trường và nuôi dưỡng hạnh phúc của tất cả các tác nhân tham gia vào giáo dục.

Các nước như Philippines, Guyana và Tanzania đã sửa đổi chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học để tập trung vào việc thực hành và các kỹ năng đọc, viết, làm toán.

Nam Phi giảm nội dung chương trình giảng dạy chỉ cho năm 2020. Chương trình giảm này sẽ tạo cơ sở cho một chương trình giảng dạy mới, đặc biệt đối với các trường tiểu học cần tập trung vào việc xây dựng kiến thức và kỹ năng nền tảng.

Để nâng cao khả năng học tập, trẻ nhỏ phải ở trong môi trường kích thích tập trung và phát triển ngôn ngữ đầu tiên và đọc hiểu ý nghĩa, các kỹ năng tính toán cơ bản và viết các câu đơn giản. Người học phải chứng tỏ khả năng đọc, viết và tính toán thành thạo trước khi học lên các lớp tiếp theo.

Đối với những em chủ yếu đến từ các gia đình dễ bị tổn thương và có kết quả học tập thấp từ trước Covid-19, học trực tiếp là cách duy nhất để có cơ hội học tập có ý nghĩa. Để tăng hiệu quả của việc giảng dạy, bước đầu tiên là giữ cho các trường học mở cửa và cố gắng tránh tình trạng gián đoạn trường học trong tương lai.

Giáo viên và học sinh phải có mặt ở trường hàng ngày. Thời điểm chưa có Covid-19, Nam Phi đã trải qua tình trạng vắng mặt và đi học muộn ở mức độ cao của học sinh và giáo viên. Để không mất nhiều thời gian học tập trong trường học và thời gian học ở trường phải được sử dụng hiệu quả với các hoạt động có chất lượng cao. Nhà chức trách cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện phải theo dõi và giảm thiểu mức độ vắng mặt của giáo viên và học sinh.

Việc phục hồi học tập cần có cả chương trình trong trường và ngoài trường. Chương trình giảng dạy thêm ngoài trường theo nhóm nhỏ nên được mở rộng, đặc biệt là đối với học sinh phổ thông. Học sinh tiểu học phải được cha mẹ hỗ trợ bằng các hoạt động đọc, cùng với các chương trình truyền hình, truyền thanh giáo dục kích thích nhận thức.

Theo Bộ Giáo dục Nam Phi, 2 năm học vừa qua trong điều kiện Covid-19 đã gây căng thẳng to lớn cho tất cả mọi người trong hệ thống giáo dục. Mọi người phải nhận ra ngành Giáo dục mệt mỏi như thế nào và cần tiến lên một cách nhẹ nhàng, tránh những thay đổi mang quá nhiều tham vọng đối với một hệ thống giáo dục vốn đã mỏng manh.

Theo The Conversation

Tác giả bài viết: Hải Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1143 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2930 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập394
  • Hôm nay70,212
  • Tháng hiện tại348,342
  • Tổng lượt truy cập51,704,301
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944