Nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông: Bài học quý hơn giải thưởng

Thứ tư - 31/03/2021 06:47 797 0
GD&TĐ - Hoạt động NCKH trong các trường phổ thông khởi sắc đã góp phần thúc đẩy tư duy sáng tạo và nỗ lực đưa kiến thức từ sách vở ra thực tiễn, đây thực sự là sân chơi ý nghĩa, cần thiết để tăng cường hiệu quả học tập.
Nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông: Bài học quý hơn giải thưởng

Không mất chỉ được

Em Võ Thị Phương Thảo – cựu HS Trường THPT Nho Quan A (Ninh Bình) – một trong 2 thành viên tham gia NCKH với dự án “Thực phẩm chức năng ức chế tế bào ung thư Mộc miễn khang” lọt vòng chung kết toàn quốc tại “Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2020 (SV Startup 2020) chia sẻ: Điều em thu được sau cùng từ tham gia NCKH trong trường phổ thông không chỉ là những giải thưởng. Hơn thế đó là kiến thức, kinh nghiệm thực tế...

“Em vừa trở thành sinh viên năm thứ 1 Trường ĐH Y Dược Hà Nội. Mới bước vào học kỳ đầu tiên em thấy tự tin hơn các bạn nhiều điều, đặc biệt ở những tiết thực hành. Em nhận thấy, trong NCKH không tránh được vất vả, khó khăn. Thành công không phải lúc nào cũng đến từ lần đầu hay có được một cách dễ dàng thuận lợi... mà phải bắt đầu từ sự tâm huyết, tìm tòi nâng cao kiến thức, không nản trí, bỏ cuộc. HS trung học nếu được tham gia NCKH với những dự án theo sở trường trong 3 năm học chắc chắn kiến thức học trên lớp sẽ ngấm sâu và biết cách ứng dụng lí thuyết vào thực tế hiệu quả…” – Võ Thị Phương Thảo bày tỏ.

Bùi Nguyên Nghĩa – HS Trường THPT chuyên Lào Cai – đồng chủ nhân dự án đạt giải Nhất tại cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia HS trung học năm 2020 chia sẻ: Nhóm nghiên cứu đề tài trong khoảng thời gian hơn 6 tháng và gặp không ít khó khăn khi tìm hiểu thực tế. Mặt khác, quỹ thời gian cho học tập nhiều nên phải biết cân đối thời gian hợp lý…

Tuy nhiên, Bùi Nguyên Nghĩa khẳng định NCKH từ trong trường phổ thông là sân chơi ý nghĩa, cơ hội để HS củng cố kĩ năng mềm trong cuộc sống, biết bố trí, sắp đặt thời gian cho công việc. Đây cũng là tiền đề giúp HS làm quen, vững vàng với những luận án, nghiên cứu khoa học khi bước vào đại học.

Đinh Hoàng Nam và Nguyễn Trần Đạt, HS Trường THPT Hoa Lư A (Ninh Bình) vừa giành giải Nhất với dự án: “Giường bệnh thông minh hỗ trợ cho người mất chức năng vận động tay chân sử dụng tại nhà” tại cuộc thi KHKT cấp quốc gia học sinh trung học năm 2020 – 2021 khẳng định: Điều có được khi tham gia NCKH trong trường phổ thông là rèn luyện tính kiên trì, vận dụng ngay kiến thức, lý thuyết trên lớp vào thực tế; được rút ra nhiều bài học kinh nghiệm ngay trong quá trình thực hành, biết cách khắc phục những khó khăn từ điều kiện thực tế…

Đặc biệt, HS được trang bị nhiều kiến thức mới, tiếp cận với các trang thiết bị công nghệ hiện đại (phòng thí nghiệm, robot, đồ dùng thí nghiệm…) và kĩ năng làm việc nhóm. NCKH chắc chắn sẽ là những tiết học sinh động. HS không chỉ ngồi ghi chép mà thực hành luôn cùng kiến thức; có thể biến ý tưởng thành hiện thực…

Nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông: Bài học quý hơn giải thưởng - Ảnh minh hoạ 2
Dự án NCKH vừa đạt giải Nhất cấp quốc gia của HS Trường THPT Hoa Lư A (Ninh Bình). Ảnh: NTCC

Học sinh làm chủ kiến thức, dự án

Cô Phạm Thị Hồng Hải – GV Trường THPT Phạm Hồng Thái (Ba Đình – Hà Nội) bày tỏ quan điểm: Để NCKH của HS đạt hiệu quả, GV phải đánh giá và lựa chọn được ý tưởng của HS để hướng dẫn, cùng HS lên kế hoạch nghiên cứu theo đúng các bước. GV phải là người đồng hành, cùng HS trao đổi, bàn bạc, tìm tài liệu để giải quyết những vấn đề vướng mắc nhưng trên tinh thần HS là người chủ động và từ đó phát triển được năng lực của HS. Xây dựng được phương pháp tự học, nghiên cứu cho HS, hướng dẫn HS viết báo cáo nghiên cứu theo đúng quy trình...

“HS chủ động trong NCKH, kiến thức và kĩ năng mà các em có được từ quá trình NCKH mới vững chắc, sâu rộng. HS sẽ đam mê hơn khi chính mình tìm ra hoặc giải quyết được vấn đề mình quan tâm…” - cô Hồng Hải nói.

Thầy Nguyễn Văn Phức – nguyên GV Vật lý, Trường THPT Thăng Long (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) cũng khẳng định: NCKH với HS mang lại nhiều lợi ích. Các em buộc phải tích lũy thêm tri thức qua nhiều kênh khác nhau để xử lý đề tài. Mặt khác qua NCKH, HS được rèn luyện hàng loạt kĩ năng mềm cần thiết cho cuộc sống và học tập (kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp, đưa kiến thức trong sách vở ra thực tế cuộc sống).

Để thắp lên đam mê, động lực NCKH cho HS trung học, bên cạnh tạo động lực đi đến thành công thì GV phải nuôi dưỡng trong HS tình yêu với NCKH. Mặt khác, các nhà trường, ngành Giáo dục cần tạo ra sân chơi ý nghĩa bổ ích để những sản phẩm NCKH có dịp được giới thiệu, giao lưu, thi cử, học hỏi…    

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập758
  • Hôm nay35,798
  • Tháng hiện tại313,928
  • Tổng lượt truy cập51,669,887
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944