Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 9/2021

Thứ hai - 30/08/2021 22:57 247 0
GD&TĐ - Trong tháng 9, một số chính sách giáo dục quan trọng chính thức có hiệu lực. Trong đó có quy định về đánh giá học sinh; Khung kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022; Mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng GD…
Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 9/2021

Nhiều thay đổi trong đánh giá học sinh trung học

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 05/9/2021 nhưng chỉ áp dụng ngay trong năm học 2021 - 2022 đối với học sinh lớp 6. Các khối lớp khác được áp dụng theo lộ trình.

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 05/9/2021. Theo đó, việc đánh giá học sinh THCS, THPT có nhiều điểm đáng chú ý:

Xếp loại học sinh theo 4 mức (Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt): Thông tư 22 xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh theo các mức Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt, thay vì xếp loại học lực là Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu và xếp loại hạnh kiểm là Tốt, Khá, Trung bình, Yếu như trước đây.

Xóa bỏ danh hiệu học sinh tiên tiến: Thông tư 22 không còn quy định về danh hiệu học sinh tiên tiến mà chỉ khen tặng danh hiệu học sinh giỏi và học sinh xuất sắc. 

Không còn phân biệt môn chính, môn phụ: Cụ thể, Điều 9 Thông tư này quy định, học sinh sẽ được xếp loại học lực ở mức Tốt nếu tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét được ở mức Đạt; tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số có điểm trung bình môn từ 6,5 trở lên, trong đó ít nhất 6 môn có điểm trung bình môn từ 8,0 trở lên.

Trong khi đó, theo quy định cũ, để được xếp loại học lực giỏi, học sinh phải đạt điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của một trong ba môn là Toán, Văn, Ngoại ngữ phải đạt từ 8,0 trở lên (điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT).

Như vậy, theo Thông tư mới, tất cả các môn đều được tính điểm như nhau, không chỉ riêng Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Có đến 6 môn không còn được chấm điểm: Điểm a khoản 3 Điều 5 của Thông tư 22 quy định đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Các môn học còn lại được đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số.

Trước đây, tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, chỉ có môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục được đánh giá bằng nhận xét.

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 9/2021 - Ảnh minh hoạ 2
Ảnh minh hoạ/INT

Khung kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022 

Theo Khung kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022 được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Quyết định 2551/QĐ-BGDĐT, lịch tựu trường sớm nhất vào ngày 01/9/2021; riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất từ ngày 23/8/2021; tổ chức khai giảng vào ngày 05/9/2021.

Từ Khung kế hoạch nêu trên, các tỉnh, thành phố đã có thông báo về lịch tựu trường, khai giảng năm học mới.Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương đã phải hoãn lịch tựu trường so với thông báo trước đó để theo dõi thêm.

Nhiều nơi như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… học sinh sẽ không đến tựu trường mà thực hiện kế hoạch dạy, học online tại nhà.

Mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

Ngày 01/9/2021, Thông tư 56/2021/TT-BTC hướng dẫn mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục chính thức có hiệu lực.

Theo Thông tư này, nếu thực hiện nhiệm vụ đánh giá ngoài thì mức chi được ân định như sau:

- Chi hội nghị, hội thảo; chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác cho các thành viên đoàn đánh giá ngoài: Thực hiện theo Thông tư 40/2017/TT-BTC

- Chi tiền công cho thành viên đoành đánh giá ngoài:

+ Chi tiền công nghiên cứu hồ sơ đánh giá, viết báo cáo sơ bộ: Tối đa không quá 1.000.000 đồng/người/báo cáo;

+ Chi tiền công trong thời gian làm việc tập trung nghiên cứu hồ sơ đánh giá: Tối đa không quá 200.000 đồng/người/ngày;

+ Chi tiền công trong thời gian thực hiện khảo sát chính thức tại cơ sở giáo dục: Tối đa không quá 200.000 đồng/người/ngày;

+ Chi xây dựng và hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài: Mức chi khoán theo sản phẩm cuối cùng không quá 2.000.000 đồng/báo cáo.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập668
  • Hôm nay43,085
  • Tháng hiện tại321,215
  • Tổng lượt truy cập51,677,174
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944