Luân chuyển giáo viên: Tín hiệu vui

Thứ hai - 30/08/2021 20:50 291 0
GD&TĐ - Nhằm cân đối nhân lực toàn ngành, từ năm học 2021 - 2022, Sở GD&ĐT Quảng Bình thực hiện việc sắp xếp, tạo điều kiện cho cán bộ, GV ổn định cuộc sống lâu dài trên cơ sở biên chế được giao và nguyện vọng
Luân chuyển giáo viên: Tín hiệu vui

Đây là tin vui với thầy cô trước thềm năm học mới.

26 giáo viên được chuyển về gần nhà

Từ giữa tháng 5/2021, Sở GD&ĐT Quảng Bình có công văn gửi các cơ sở giáo dục trực thuộc yêu cầu quán triệt chủ trương sắp xếp, tạo điều kiện công tác gần nhà, ổn định cuộc sống lâu dài đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của đơn vị mình. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị rà soát, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để lập danh sách.

Đã có 238 người đăng ký nguyện vọng trong năm học 2021 - 2022. Sau khi làm việc với hiệu trưởng các cơ sở giáo dục trực thuộc và xem xét, rà soát theo các tiêu chuẩn cụ thể, Sở GD&ĐT đã có văn bản thông báo việc thống nhất thuyên chuyển, điều động giáo viên trong năm học mới.

Cụ thể, trong năm học 2021 - 2022, Sở GD&ĐT thực hiện thuyên chuyển đối với 26 trường hợp về công tác gần nhà, ổn định cuộc sống lâu dài sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho ngành Giáo dục.

Ông Đặng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình, cho biết: Sở thống nhất thực hiện việc sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bắt đầu từ năm học 2021 - 2022 và những năm tiếp theo. Việc làm thiết thực này tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên thêm động lực cống hiến và gắn bó với nghề.

Luân chuyển giáo viên: Tín hiệu vui - Ảnh minh hoạ 2
Được ngành Giáo dục quan tâm, thuyên chuyển về công tác gần nhà, ổn định cuộc sống khiến giáo viên càng thêm yêu nghề, gắn bó.

Thay lời cảm ơn

Năm 2006, thầy Nguyễn Văn Biên được giao nhiệm vụ về công tác tại Trường THCS - THPT Hóa Tiến. Trải qua gần 15 năm công tác, thầy Biên luôn nỗ lực, khắc phục những khó khăn để giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh, góp phần vào việc nâng cao chất lượng và cân bằng giáo dục giữa các vùng miền trên địa bàn tỉnh.

“Trong đợt thuyên chuyển lần này, vợ chồng tôi rất vui và phấn khởi vì được Sở GD&ĐT xem xét, tạo điều kiện chuyển về Trường THPT Quang Trung (Quảng Trạch) gần nhà để công tác và ổn định cuộc sống. Tôi đã công tác tại trường gần 15 năm, còn vợ là 13 năm.

Hai vợ chồng chưa có nhà ở, hiện nay, các con đã lớn, 4 người sinh sống trong căn nhà tập thể rất chật chội. Cùng với đó, bố ở quê cũng già yếu cần người chăm sóc, đỡ đần lúc ốm đau nên hai vợ chồng quyết định làm đơn để được thuyên chuyển về gần nhà công tác”, thầy Biên phấn khởi chia sẻ.

Tương tự, cô Thiều Thị Lan Phương, giáo viên giảng dạy môn Địa lý tại Trường THPT Lê Trực (Tuyên Hóa) có nguyện vọng về công tác tại Trường THPT Ngô Quyền (Bố Trạch). “Sau khi ra trường, tôi được phân công lên huyện Minh Hóa giảng dạy, sau đó được chuyển về công tác tại Trường THPT Lê Trực. Tính đến nay, tôi đã công tác xa nhà 9 năm. Trong thời gian đó, bản thân tôi luôn nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho học sinh”, cô Phương chia sẻ.

Việc chuyển cùng lúc 26 giáo viên theo nguyện vọng về gần nhà công tác để ổn định cuộc sống là nỗ lực lớn của tỉnh Quảng Bình. Trong đó phải kể đến đóng góp của Sở GD&ĐT trong việc tích cực tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

“Nhiều thầy cô sinh ra, lớn lên ở vùng thuận lợi được phân công lên vùng khó khăn, công tác xa nhà. Đa số họ đều gắn bó với giáo dục vùng khó nhiều năm, có những thầy cô đã cống hiến gần trọn cuộc đời. Các thầy cô đã không quản ngại khó khăn, vươn lên đạt thành tích cao trong giảng dạy. Luân chuyển giáo viên là việc cần làm, như lời cảm ơn đến các thầy cô đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục”, ông Đặng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình nhấn mạnh.

“Gia đình ở tận Bố Trạch, công tác xa nên việc chăm sóc con cái chỉ có một mình chồng tôi và nhờ cậy ông bà nội. Hiện nay, công việc của chồng tôi nhiều, cùng với đó bố mẹ cũng già yếu, nên bản thân mong muốn được về công tác gần nhà. Tôi rất vui mừng vì được ngành Giáo dục quan tâm, xem xét và tạo điều kiện”, cô Thiều Thị Lan Phương tâm sự.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập677
  • Hôm nay41,305
  • Tháng hiện tại319,435
  • Tổng lượt truy cập51,675,394
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944