Thực thi chính sách: Đừng đánh trống bỏ dùi

Thứ hai - 30/08/2021 20:51 422 0
GD&TĐ - Nhiều giáo viên có “tấm vé” lượt đi nhưng không được trao “vé lượt về”.
Thực thi chính sách: Đừng đánh trống bỏ dùi

Thực tế này xảy ra ở nhiều địa phương, khiến nhà giáo đã hết thời hạn công tác ở vùng khó nhưng vẫn chưa được luân chuyển về vùng thuận lợi để dạy học, trong khi các quy định đều rõ ràng. Ai chịu trách nhiệm về việc này?

Chính sách thiếu hay người thực thi chính sách yếu?

Nhắc lại thực trạng thiếu giáo viên ở những vùng khó khăn, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, cho hay: Nhiều năm qua, do thiếu giáo viên nên một số địa phương đã khuyến khích nhà giáo đến những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi, biên giới, hải đảo để dạy học. Với những thầy, cô giáo này, địa phương và Nhà nước luôn có chế độ, chính sách ưu đãi.

Thậm chí, Chính phủ đã có riêng một Nghị định về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Đây không chỉ đơn thuần là chính sách để chiêu mộ thầy, cô giáo đến công tác ở vùng khó và “bám trường, bám lớp”, mà còn là cơ sở pháp lý để các địa phương thực hiện chế độ đối với đội ngũ này.

Khi đã hết thời hạn công tác ở vùng khó, địa phương có trách nhiệm bố trí giáo viên trở về nơi công tác ban đầu hoặc về vùng thuận lợi để họ tiếp tục được dạy học, tạo công bằng, khách quan trong việc thực thi chính sách. “Bất luận với lý do gì cũng không nên để giáo viên “mắt kẹt” ở vùng khó quá lâu và càng không thể để giáo viên “tự lo” việc làm nếu họ muốn trở về vùng thuận lợi để công tác”, TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Bảo vệ ý kiến của mình, TS Nguyễn Tùng Lâm viện dẫn, Nghị định số  61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ quy định: Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam.

Hết thời hạn công tác nói trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục liên hệ chuyển công tác, giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng. “Như vậy, chính sách đã rõ ràng, minh bạch, các địa phương nên tôn trọng và thực thi, tránh tiền lệ xấu.

Thực thi chính sách: Đừng đánh trống bỏ dùi - Ảnh minh hoạ 2
Cần trao “tấm vé” lượt đi và lượt về cho giáo viên vùng khó. Ảnh minh họa: TG

Giám sát việc thực thi chính sách

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Quốc hội Âu Thị Mai (Đoàn Tuyên Quang) cho rằng, trường hợp không bố trí luân chuyển được cần xem xét để các thầy cô được hưởng chế độ hỗ trợ. Đối với giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đề nghị Nhà nước xem xét có thêm chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác để bảo đảm cuộc sống, giúp họ yên tâm công tác lâu dài.

Đồng quan điểm, đại biểu Tô Văn Tám - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum - nhấn mạnh: Chính phủ đã quy định rõ, cơ quan quản lý giáo dục, địa phương nơi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục luân chuyển trở về có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp và bố trí việc làm; đồng thời luân chuyển người khác đi thay thế nếu có yêu cầu.

Hết thời hạn trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tình nguyện ở lại để tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được xét để cấp đất làm nhà, làm kinh tế trang trại, kinh tế gia đình và được vay vốn làm nhà, kinh tế với lãi suất ưu đãi trả dần trong 10 năm.

Theo đại biểu Đoàn Kon Tum, hiện đã có quy định về thời hạn luân chuyển đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn, các địa phương phải nghiêm túc thực hiện, không nên “đánh trống bỏ dùi” khi thực thi chính sách.

Điều này không chỉ giúp nhà giáo tiếp tục hoàn thiện, phát triển năng lực nghề nghiệp, mà còn tạo điều kiện để được đoàn viên với gia đình. Tránh tình trạng, đâu cần giáo viên có, đâu khó có giáo viên nhưng khi thầy cô hoàn thành nghĩa vụ, đề đạt nguyện vọng không có cơ quan nào lên tiếng.

Phản biện với lý giải của một số địa phương rằng ở vùng thuận lợi đã đủ vị trí việc làm, trong khi đó vùng khó khăn vẫn còn thiếu giáo viên, nên rất khó để giải quyết “lượt về” cho các thầy, cô giáo, đại biểu Tô Văn Tám nhấn mạnh: Lập luận này không hợp lý và thiếu sức thuyết phục. Khi đã có chính sách luân chuyển nhà giáo, địa phương phải chủ động phương án bố trí người thay thế. Việc này, hoàn toàn thuộc thẩm quyền của địa phương, vấn đề là có quyết tâm thực hiện hay không.

“Cần hiểu rằng, nếu làm tốt chính sách luân chuyển, sẽ tạo tiền đề để thực hiện việc điều động hoặc kêu gọi giáo viên tình nguyện “bám bản”, “gieo chữ”, giữ đất nơi biên cương của Tổ quốc và những vùng đặc biệt khó khăn khác. Đó cũng là minh chứng sinh động về việc chính sách đã đi vào cuộc sống và bảo đảm vấn đề an sinh, giúp những nhà giáo đang và sẽ đến vùng khó để dạy học an tâm công tác, quyết tâm bám trường, bám lớp, đem ánh sáng tri thức đến với mọi miền của đất nước.

Theo đại biểu Tô Văn Tám, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nên thành lập chuyên đề giám sát việc luân chuyển giáo viên từ vùng khó trở về vùng thuận lợi. Qua đó, nắm bắt việc thực thi chính sách ở các địa phương có hiệu lực, hiệu quả và có thực sự tạo động lực để đội ngũ nhà giáo an tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” hay không?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập669
  • Hôm nay40,481
  • Tháng hiện tại318,611
  • Tổng lượt truy cập51,674,570
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944