Những phương pháp dạy học hiệu quả

Thứ hai - 03/01/2022 22:33 262 0
GD&TĐ - Làm thế nào kích thích học sinh học tập? Câu hỏi này được các bậc phụ huynh và giáo viên hết sức quan tâm.
Những phương pháp dạy học hiệu quả

Nhiều nước trên thế giới đang áp dụng một phương pháp dạy học được gọi là Student-centered learning - Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

Phương pháp này phổ biến nhất ở Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore và đã làm nên những điều thần kỳ trong giáo dục. Hiện nay, xu hướng này cũng đang phát triển mạnh mẽ ở châu Âu và Mỹ.

Lấy học sinh làm trung tâm

Trong dạy học truyền thống (lấy giáo viên làm trung tâm), trọng tâm chủ yếu: Người dạy là chuyên gia, giảng viên, cố vấn, huấn luyện viên. Giáo viên chọn chủ đề, cung cấp thông tin, ra bài tập, kiểm tra, sửa chữa, đánh giá. Sự im lặng trong lớp học được coi là chìa khóa bảo đảm chất lượng tiếp thu tài liệu.

Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, trọng tâm là người học. Học sinh tiếp thu các kỹ năng và kiến ​​thức thông qua việc thực hiện một công việc thú vị, một giải pháp độc lập cho một vấn đề cụ thể hoặc cho một mục đích nào đấy trong tương lai.

Giáo viên chỉ trợ giúp khi thấy cần thiết, với tư cách là một nhà tư vấn. Học sinh chủ động đặt câu hỏi cho giáo viên và cho nhau. Học sinh tự chọn các chủ đề được đề xuất từ một nhóm nhất định, làm việc mà không cần kiểm soát và điều chỉnh. Giáo viên cung cấp thông tin phản hồi chỉ khi học sinh cần và có yêu cầu như vậy.

Học sinh sửa chữa và đánh giá công việc lẫn nhau, cũng như công việc của chính mình. Môi trường học tập thường ồn ào: Học sinh không ngồi yên một chỗ, nhưng điều này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập như mọi người vẫn nghĩ trước đây.

Một lớp học bề ngoài không thể kiểm soát được như vậy khiến nhiều giáo viên e ngại. Nhưng bởi vì học sinh dạy lẫn nhau, các em trở thành đồng minh của giáo viên, vì vậy sẽ ít có hành vi nghịch ngợm và mất tập trung. Học sinh cố gắng duy trì bầu không khí học tập một cách tự nhiên.

Phương pháp Montessori

Bạn dễ hình dung một lớp học như vậy nếu đến thăm các lớp mẫu giáo, nơi các em học theo phương pháp của Maria Montessori(1). Phương pháp của bà được coi là cơ sở của việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh chọn bất kỳ tài liệu học tập nào mình thích và cố gắng đạt được kết quả mong muốn: Ví dụ như rót nước từ bình nọ sang bình kia mà không làm đổ ra sàn. Nếu làm mãi không được, các em tìm đến thầy giáo.

Thay cho tài liệu trên giá, trong các lớp học lấy học sinh làm trung tâm, bài tập (thường là trực tuyến) được tổng hợp từ các môn học khác nhau và độ khó khác nhau. Bài tập gắn với các dự án được xây dựng theo ý tưởng và đề xuất của học sinh.

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm có phải là cách tiếp cận cá biệt không? Không, cách tiếp cận cá biệt giả định rằng khi xây dựng chương trình dạy học hoặc đề cương bài giảng, giáo viên phải tính đến các đặc điểm, nhu cầu và khả năng cá nhân học sinh. Nhưng mọi việc đều do giáo viên quyết định. Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh lựa chọn những gì mình thích, cường độ học tập, tự đánh giá bản thân và các bạn đồng môn của mình.

Học sinh lớp 5 đã có kinh nghiệm dạy học

Những phương pháp dạy học hiệu quả - Ảnh minh hoạ 2
Nhiều quốc gia đang áp dụng phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”.

Trong dạy học truyền thống, giáo viên và phụ huynh chịu trách nhiệm về thành tích học tập của học sinh. Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là người chịu trách nhiệm về phương pháp và kết quả học tập. Nhiều phụ huynh phản ứng: Đứa trẻ vẫn còn quá nhỏ và dại dột. Nó sẽ làm điều vớ vẩn! Nhưng tất cả giáo viên có kinh nghiệm đều nói rằng: Dạy một điều gì đó bắt buộc là rất khó.

Dạy học truyền thống bỏ qua trách nhiệm của học sinh, trong khi dạy học lấy học sinh làm trung tâm tin vào khả năng tự quản của học sinh. Khả năng này, giống như bất kỳ năng lực nào khác, phát triển trong quá trình học tập, trong quá trình tích lũy kinh nghiệm.

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm giúp học sinh học và làm việc độc lập. Kỹ năng này sẽ hữu ích suốt đời và tác động tới thành công trong nghề nghiệp.

Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên tin rằng, học sinh có thể dạy lẫn nhau, vì các em đã quen với việc tự dạy. Trong một ý nghĩa nào đó, một học sinh lớp 5 có ít nhất 5 năm kinh nghiệm giảng dạy các môn học ở trường phổ thông.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, phương pháp này hoàn toàn phù hợp với học sinh. Ví dụ, ở trường tiểu học và THCS, kết quả không kém hơn so với dạy học truyền thống, còn ở môn Toán - tốt hơn. Ngoài ra, động cơ học tập tăng lên đáng kể.

Đối với học sinh THPT và đại học, hiệu quả học tập thể hiện rất rõ. Nếu khi nghe giảng, trung bình một người chỉ ghi nhớ được 10% tài liệu, thì khi dạy người khác – bạn nhớ đến 90%. Học sinh trở nên năng động hơn, trong khi đó, trong dạy học truyền thống, phần lớn thời gian các em bị thụ động.

Tháng 4/2020, Hội nghị quốc gia các cơ quan lập pháp và Quỹ Giáo dục Nellie May (Mỹ) đã công bố kết quả của một nghiên cứu tổng hợp về ưu thế của dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Các nhà nghiên cứu đã xem xét 62 trường đã áp dụng phương pháp dạy học này. Sự cải thiện thành tích của học sinh về môn Toán và Tập đọc đã được ghi nhận ở tất cả các trường.

Một số thành công quả là đáng kinh ngạc. Học sinh tại bốn trường trung học ở Bắc California đã đạt được những thành tích cao hơn thành tích của các trường tương tự ở cả cấp địa phương lẫn quốc gia. Ở tất cả các trường, học sinh dành nhiều thời gian cho học tập hơn các hoạt động khác sau những ngày nghỉ cuối tuần.

Vai trò quan trọng của giáo viên

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm không hạ thấp vai trò của giáo viên. Nhưng nó đòi hỏi sử dụng kinh nghiệm của giáo viên theo những cách khác nhau để tăng sự tham gia của học sinh, học cách xây dựng môi trường dạy học, ra các bài tập cho phép đào sâu kiến ​​thức và trau dồi kỹ năng.

Giáo viên giúp học sinh xây dựng kế hoạch học tập của các em, phù hợp với chuẩn dạy học. Thiếu điều đó, quá trình này có thể trở nên tự phát, và khó bảo đảm chất lượng giáo dục.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, hiện nay giáo viên cần tìm các hình thức ảo hóa phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Suy cho cùng, những nguyên tắc này thậm chí dễ áp ​​dụng hơn trong dạy học từ xa. Còn nếu nói về động cơ, đây có lẽ là cách tốt nhất để tập hợp học sinh bên màn hình. Hình thức dạy học từ xa này có thể thực sự có chất lượng cao.

----

Chú thích (1): Maria Montessori là nhà giáo dục người Ý, nổi tiếng với phương pháp giáo dục Montessori mang tên bà. Phương pháp của bà ngày nay được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập676
  • Hôm nay41,312
  • Tháng hiện tại319,442
  • Tổng lượt truy cập51,675,401
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944