Theo đó, kế hoạch trên đưa ra 3 tình huống xử trí trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19.
Cụ thể, đối với tình huống chưa ghi nhận trường hợp bệnh trong trường học, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo, nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với ngành Y tế địa phương và các cơ quan, đoàn thể liên quan đảm bảo phương án, biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra.
Tổ chức các đoàn kiểm tra thường xuyên và đột xuất tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, nhà trường về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Tình huống xuất hiện trường hợp bệnh xâm nhập vào trường học. Ban Chỉ đạo phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ, tổ chức theo dõi chặt chẽ sức khỏe những trường hợp tiếp xúc. Phối hợp tích cực với ngành Y tế xử lý triệt để các ổ dịch.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, các biện pháp phòng bệnh, kịp thời cung cấp thông tin để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên không hoang mang lo lắng, phối hợp với ngành Y tế thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh. Kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong thời điểm dịch, nhiều trường thường xuyên dọn vệ sinh. (Ảnh: Ý Thảo). |
Đối với tình huống dịch bệnh đã lây lan trong trường học. Ban chỉ đạo họp hàng ngày hoặc đột xuất để phối hợp tích cực với ngành Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong trường học trên địa bàn.
Phối hợp với ngành Y tế khoanh vùng ổ dịch, đề xuất UBND tỉnh cho học sinh, sinh viên nghỉ học, hạn chế đi lại khi cần thiết, phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục, đào tạo có ổ dịch.
Báo cáo tình hình diễn biến của dịch thường xuyên và tham mưu cho UBND các cấp các biện pháp phòng, chống dịch để nhận được sự chỉ đạo kịp thời. Phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ, tổ chức theo dõi chặt chẽ sức khỏe những trường hợp tiếp xúc;
Các trường từ cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở học sinh chưa đến lớp cũng chủ động phun thuốc sát khuẩn tại các phòng học, phòng chức năng. (Ảnh: Ý Thảo) |
Thường xuyên cập nhật thông tin, thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch cho phù hợp, thông tin để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên không hoang mang lo lắng.
Thực hiện báo cáo hàng ngày, đột xuất tình hình dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 về UBND các cấp và ngành Giáo dục.
Cùng ngày, Sở GD&ĐT Ninh Thuận cũng đã ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid 19 gồm 11 thành viên. Trong đó ông Nguyễn Huệ Khải, Giám đốc Sở GD&ĐT làm trưởng ban và ông Lê Bá Phương, Phó Giám đốc Sở làm Phó Ban chỉ đạo. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học.