Sách chú trọng việc rèn luyện 3 kĩ năng: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ, Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, Phân tích và đánh giá thẩm mĩ.
Cụ thể: Trình bày hệ thống các chủ đề (theo hệ hình, hệ màu) phù hợp với tư duy thẩm mĩ, năng lực và gần gũi với học sinh lớp 1; có hướng tiếp cận mới về mặt nội dung và hình thức.
Trải nghiệm, thực hành sáng tạo, ứng dụng từ các yếu tố đơn lẻ đến tổng hợp, tích hợp với các môn học khác (Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Lịch sử, Mĩ thuật…) và công nghệ mới.
Thể nghiệm chất liệu và kĩ thuật trong quá trình thực hành sáng tạo và ứng dụng.
Chủ động tìm hiểu, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng trình bày, phản biện và tạo hứng thú trong học tập.
Về cấu trúc, SGK Mĩ thuật 1 được sắp xếp như sau:
Phần hướng dẫn sử dụng sách: Giới thiệu biểu tượng và ý nghĩa của biểu tượng cho ba nội dung, năng lực, kĩ năng của mỗi chủ đề: Quan sát và nhận thức - Sáng tạo và ứng dụng - Phân tích và đánh giá; Lời nói đầu; Mục lục; Các chủ đề, bài học; Bảng giải thích thuật ngữ.
Về nội dung, SGK Mĩ thuật 1 được chia thành 8 chủ đề. Mỗi chủ đề từ 3 đến 4 tiết, mỗi tuần học 1 tiết bao gồm các nội dung thuộc lĩnh vực Mĩ thuật tạo hình (Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc), Mĩ thuật ứng dụng (Thủ công) và tích hợp với kiến thức Lịch sử mĩ thuật, các bộ môn khoa học khác. Mỗi học kì có 2 tiết dành cho hoạt động đánh giá kết quả học tập. Các chủ đề được sắp xếp như sau:
Trong đó: Trang chủ đề cũng là phần mở đầu, giới thiệu mục tiêu của bài học;
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ (cũng là phần giới thiệu kiến thức mới);
Sáng tạo và ứng dụng; Và phân tích và đánh giá.
Cuối mỗi tiết học có gợi ý các câu hỏi để học sinh nắm vững, mở rộng các kiến thức đã học và đạt được trong quá trình: quan sát và nhận thức, sáng tạo và ứng dụng, phân tích và đánh giá thẩm mĩ.
Tuỳ tình hình thực tế, giáo viên có thể sáng tạo, linh hoạt trong việc sắp xếp nội dung giảng dạy, tổ chức hoạt động dạy học trong mỗi chủ đề, mỗi tiết học để giúp học sinh phát triển năng lực và phẩm chất theo mục tiêu của bài học.
Cấu trúc một bài học: