SGK Tự nhiên và Xã hội 1 giúp học sinh phát triển năng lực khoa học, tình yêu thiên nhiên và con người

Thứ tư - 11/03/2020 12:08 10.023 0
GD&TĐ - Nội dung SGK Tự nhiên và Xã hội 1 trong bộ sách “Chân trời sáng tạo” của NXB Giáo dục Việt Nam được biên soạn theo hướng mở, tạo điều kiện thuận lợi cho người dạy và người học có thể...
SGK Tự nhiên và Xã hội 1 giúp học sinh phát triển năng lực khoa học, tình yêu thiên nhiên và con người

SGK Tự nhiên và Xã hội 1 được biên soạn theo định hướng góp phần hình thành, phát triển ở học sinh (HS) các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể. Đồng thời, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn học như: năng lực Nhận thức khoa học, năng lực Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh và năng lực Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Thông qua các hoạt động học tập, SGK Tự nhiên và Xã hội 1 góp phần hình thành và phát triển ở HS Tiểu học tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống.

Bên cạnh đó, sách còn đưa ra nhiều cách tiếp cận qua liên hệ thực tế, xử lí tình huống… tạo cơ hội cho người dạy có thể phát triển bài học theo hướng phù hợp với năng lực HS, đồng thời tăng cường và huy động tối đa kiến thức và kinh nghiệm thực tế của người học và quá trình học tập.

Những điểm mới của SGK Tự nhiên và Xã hội 1

Sách được biên soạn theo mô hình hoạt động học và định hướng phát triển năng lực. Mỗi bài học trong SGK được trình bày theo logic tiến trình hoạt động học, đi từ khởi động, khám phá để hình thành năng lực, nhận thức, tìm hiểu khoa học đến năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học.

Tiến trình học tập này không chỉ phù hợp với quy luật nhận thức chung mà còn gắn nội dung bài học với việc vận dụng, giải quyết vấn đề thực tiễn có liên quan.

Đặc biệt, HS được tiếp cận nội dung bài học thông qua các hoạt động học tập gắn liền với các năng lực khoa học trong môn Tự nhiên và Xã hội, giúp HS hình thành và phát triển năng lực đặc thù một cách rõ ràng, cụ thể thông qua nội dung học tập, đồng thời, giúp GV dễ dàng nhận xét và đánh giá sự phát triển năng lực đặc thù của HS.

Cấu trúc và nội dung bài học được biên soạn theo hướng tích hợp. SGK Tự nhiên và Xã hội 1 tăng cường tính tích hợp liên môn với môn Đạo đức và môn Tiếng Việt, thể hiện ngay trong cấu trúc và nội dung các bài học.

Cuối mỗi bài học, HS không chỉ được nhấn mạnh và hệ thống lại nội dung kiến thức trọng tâm của bài mà còn được khắc sâu hơn những giá trị đạo đức, nhân văn thể hiện thông qua những câu văn ngắn gọn hoặc câu tục ngữ, ca dao dễ đọc, dễ nhớ.

Phần từ khóa cuối mỗi bài học là số từ trọng tâm của bài học, giúp HS vừa làm quen với các thuật ngữ khoa học của môn học, vừa giúp các em củng cố và mở rộng vốn từ tiếng Việt của mình.

Tính thực tiễn: Nội dung bài học trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1 phát huy tối đa sự gần gũi và thực tiễn với HS. Người học hình thành các năng lực khoa học thông qua các câu chuyện, tình huống xoay quanh cuộc sống hằng ngày với những nhân vật phù hợp với độ tuổi của các em.

Trong tất cả các bài học đều có các hoạt động để HS liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức khoa học của bài để giải thích và đưa ra cách giải quyết vấn đề phù hợp trong những tình huống thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học.

Hướng dẫn hoạt động tự học cho HS: Mỗi bài học được cấu trúc gồm 6 phần, mỗi phần được kí hiệu bằng một logo đặc trưng (hình ảnh quy ước chỉ dẫn hoạt động). Nội dung và mục đích của từng phần được giới thiệu với GV và HS ngay từ trang 2 của sách. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để HS có thể quan sát các logo, kết hợp với kênh hình và kênh chữ (yêu cầu lệnh hoạt động) được thể hiện trong bài, HS có thể định hướng và tự tổ chức hoạt động học tập phù hợp trong từng bài học.

Cấu trúc sách và cấu trúc bài học

SGK Tự nhiên và Xã hội 1 giúp học sinh phát triển năng lực khoa học, tình yêu thiên nhiên và con người - Ảnh minh hoạ 2

SGK Tự nhiên và Xã hội 1 có cấu trúc gồm ba phần:

Phần mở đầu: Hướng dẫn sử dụng sách: Đưa ra các hình ảnh quy ước chỉ dẫn các hoạt động và mô tả khái quát, trình bày ý nghĩa của các hình ảnh chỉ dẫn hoạt động trong bài để HS làm quen với cách tiếp cận và làm việc với sách giáo khoa mới; Lời nói đầu: Trình bày khái quát nội dung 6 chủ đề và mục đích của việc học và sử dụng such; Mục lục và Trang lời chào của hai bạn nhỏ An và Nam.

Phần nội dung: Gồm 6 chủ đề theo nội dung chương trình môn học: Gia đình; Trường học; Cộng đồng địa phương; Thực vật và Động vật; Con người và Sức khoẻ; Trái Đất và Bầu trời. Mỗi chủ đề có cấu trúc thống nhất, gồm ba phần như sau:

Phần cuối sách: Bảng tra cứu thuật ngữ; Lời chào tạm biệt của hai bạn An và Nam

Cấu trúc bài học

SGK Tự nhiên và Xã hội 1 giúp học sinh phát triển năng lực khoa học, tình yêu thiên nhiên và con người - Ảnh minh hoạ 3

Sách gồm 32 bài học (bao gồm cả các bài ôn tập chủ đề). Mỗi bài học được xây dựng với cấu trúc là một chuỗi các hoạt động học tập của HS, thể hiện rõ quan điểm dạy học phát triển năng lực và dạy học tích hợp, đồng thời đảm bảo cấu trúc bài học theo tiêu chuẩn SGK quy định tại Thông tư số 33/2017/TT–BGDĐT.

Mỗi bài học được trình bày theo cách tiếp cận gắn với những năng lực đặc thù và gợi ý GV tổ chức dạy học trong 2 tiết. Ở mỗi tiết, đều có cấu trúc thống nhất, bao gồm:

Phần mở đầu: Là những yêu cầu cần đạt và hoạt động khởi động.

Phần nội dung chính: Là phần kiến thức mới, luyện tập và vận dụng. Các nội dung này được trình bày xen kẽ nhau thông qua những hoạt động học tập được tổ chức theo cách tiếp cận hướng đến những nhóm năng lực đặc thù của môn Tự nhiên và Xã hội.

Phần kết bài học: Là những câu văn hoặc câu ca dao, tục ngữ ngắn gọn thể hiện nội dung cần biết và những từ khoá được nhấn mạnh trong bài học.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập668
  • Hôm nay45,513
  • Tháng hiện tại323,643
  • Tổng lượt truy cập51,679,602
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944