Sử dụng SGK lớp 1 Chương trình GDPT 2018: Linh hoạt điều chỉnh

Thứ tư - 10/06/2020 19:27 524 0
GD&TĐ - Thời điểm này, các trường tiểu học trên cả nước đã chọn được những bộ SGK lớp 1 cơ bản phù hợp với kế hoạch dạy học (KHDH) của nhà trường.
Sử dụng SGK lớp 1 Chương trình GDPT 2018: Linh hoạt điều chỉnh

Tuy thiên, điều đó không có nghĩa là tất cả các môn học, bài học của những bộ SGK đã chọn đều hoàn toàn đáp ứng đúng với KHDH, vì vậy nhiều nhà trường phải “điều chỉnh” SGK trong quá trình dạy học.

Điều chỉnh trong quá trình dạy học

Theo đúng chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các nhà trường đã dựa vào nội dung yêu cầu cần đạt của từng môn học quy định trong chương trình, chủ động xây dựng kế hoạch dạy học (KHDH) lớp 1 năm học 2020 - 2021 sát với điều kiện của trường mình. Như vậy, trước khi chọn sách giáo khoa (SGK), đa số các trường đã xây dựng được KHDH phù hợp.

“Giáo dục phổ thông phụ thuộc vào chương trình, không phụ thuộc SGK” - (nhóm tác giả bộ sách Cùng học để phát triển năng lực) là quan điểm rất đúng đắn về SGK theo tinh thần đổi mới. Cho nên, sẽ xảy ra những hiện tượng “khác thường” trong việc sử dụng SGK lớp 1 năm học 2020 - 2021. Sự “khác thường” đó không phải “bất thường” mà còn thể hiện được quan điểm đổi mới của CTGDPT 2018, đồng thời khẳng định quyền tự chủ của GV và các nhà trường trong hoạt động dạy học.

Đó là sự thay đổi thứ tự dạy học các chủ đề trong SGK. Theo kế hoạch, thứ tự thực hiện dạy học các chủ đề ở một số môn có thể thay đổi so với SGK. Môn Tự nhiên và Xã hội (TN&XH) lớp 1 ở đa số các bộ SGK được Bộ GD& ĐT phê duyệt đều có cấu trúc thứ tự các chủ đề: Gia đình - nhà trường – cộng đồng địa phương – thực vật và động vật – con người và sức khỏe – Trái đất và bầu trời. Tuy nhiên, nhiều nhà trường đã xây dựng KHDH lớp 1 môn TN&XH năm 2020 - 2021 lại tổ chức dạy học chủ đề nhà trường trước mới đến chủ đề gia đình. Các môn học (Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm…) cũng sẽ bắt đầu từ chủ đề nhà trường rồi mới đến chủ đề khác.

Việc thay đổi thứ tự các chủ đề xuất phát từ thực tế: HS buổi đầu vào học lớp 1 sẽ rất bỡ ngỡ với môi trường mới,nhu cầu làm quen sẽ xuất hiện trong tâm lý các em. Bao nhiêu điều phải suy nghĩvới hàng loạt câu hỏi sẽ diễn ra trong tâm lý trẻ: Nhà vệ sinh ở đâu? Nhà ăn bán trú, nơi rửa tay chỗ nào? Bạn ngồi cùng bàn và các bạn trong tổ, trong lớp tên gì, nhà ở đâu? Phải làm gì khi vào lớp muộn? Giúp HS làm quen với các quy ước của GV và nội quy của lớp cũng là nhu cầu đầu tiên của người dạy. GV buộc phải hướng dẫn, trả lời choHS nhưng câu hỏi trên.

Thay đổi chủ đề để nội dung dạy học đáp ứng đúng nhu cầu cấp bách của HS sẽ giúp các em sớm có sự tự tin, từ đó mới hình thành cách học và tự học. Các em sẽ hứng thú hơn trong từng tiết học vì nội dung nghiên cứu đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của mình. Nếu học chủ đề này sau các chủ đề khác sẽ hạn chế hiệu quả của bài dạy vì HS đã “quen” nên không hào hứng nữa. Dạy học chủ đề này trước giúp các nhà trường không phải tổ chức cho HS lớp 1 học sớm từ 1 - 2 tuần (trước khi học chính thức) để các em làm quen môi trường mới. Điều này lại càng có ý nghĩa tiết kiệm thời gian cho năm học 2020 - 2021 vì liền kề với năm học trước do nghỉ phòng dịch Covid-19.

Tách nội dung bài học

Sử dụng SGK lớp 1 Chương trình GDPT 2018: Linh hoạt điều chỉnh - Ảnh minh hoạ 2
Sở GD&ĐT có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh, TP quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn SGK phù hợp. Ảnh: ITN

Ở một số bộ SGK, môn TN&XH lớp 1đều hướng việc dạy học chủ đề thực vật và động vật cùng trong một bài. Cấu trúc như vậy khá giống với SGK hiện hành, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, GV cho rằng, việc dạy học cùng lúc 2 nội dung (động vật - thực vật) là chưa hợp lý.

Nội dung cần đạt của môn TN&XH lớp 1 về chủ đề thực vật và động vật trong chương trình ít có sự tương đồng. Vì thế, quá trình thiết kế bài dạy GV rất khó tìm điểm liên kết về nội dung giữa thực vật và động vật để bảo đảm tính logic trong tiết dạy. Hạn chế sự tập trung của HS trong quá trình tìm hiểu bài học vì “bị ngắt mạch” tư duy. Việc chuẩn bị đồ dùng trực quan, thực hành sẽ “cồng kềnh”. Vì vậy cần phải tách nội dung SGK thành 2 phần (thực vật - động vật) để dạy học riêng biệt là hợp lý.

Thêm bớt thời lượng cho phù hợp

Hướng dẫn dạy về các “âm”, “vần” tác giả SGK tuy đã có chú trọng đến đặc điểm về ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống ở vùng miền của HS (phương ngữ), nhưng SGK không thể hướng dẫn bố trí thời lượng dạy các “âm”, “vần” một cách phù hợp cho từng trường được. HS trong cùng một huyện nhưng lỗi phát âm lại không giống nhau. Có nơi HS phát âm l/n thì rất đơn giản nhưng khi phát âm s/x hay tr/ch lại rất nan giải và ngược lại. Cho nên không máy móc về thời lượng dạy từng “âm”, “vần” như định hướng của SGK mà có thế rút ngắn thời lượng dạy những âm, vần “dễ” dành thời gian cho việc dạy âm, vần “khó” phù hợp với địa phương mình.

Thực hiện tình thần đổi mới GD dạy học giúp HS chuyển từ “được làm gì” sang “làm được gì” nên các GV đã bố trí thời gian nhiều cho những tiết thực hành có nội dung hoạt động “chưa quen” hơn thời gian những tiết thực hành có nội dung “đã quen” do đặc thù cuộc sống, lao động sản xuất của từng địa phương tạo nên.

Dạy học không theo thứ tự trang của SGK

Vì phải lựa chọn các chủ đề và nội dung bài học cho phù hợp với thực tế nhà trường, nên sẽ không theo tuần tự như số trang trong SGK là điều có thể xảy ra. Để giúp HS thuận lợi trong việc chuẩn bị bài mới và các dụng cụ thực hành, GV sẽ hướng dẫn nhiệm vụ cho các em cụ thể hơn: Mở sách ra, cho quan sát và yêu cầu HS chuẩn bị bài nào, trang bao nhiêu, có hình ảnh gì... (những trang SGK các em chưa học đến số đếm nên GV phải hướng dẫn bằng quan sát hình ảnh của trang).

Trong quá trình nghiên cứu nội dung SGK cho thấy: Không phải tất cả phần ghi nhớ và mở rộng bài học trong một số SGK đều phù hợp, các phương án hướng dẫn tổ chức hoạt động ở bộ SGK đã chọn đều “hay”.

Ví dụ, nội dung cần ghi nhớ trong bài “Cây và con vật quanh ta” – TN&XH lớp 1 (Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực) viết: “Xung quanh chúng mình có nhiều cây và con vật. Cây là thực vật, thực vật không tự di chuyển được. Các con vật là động vật. Động vật tự di chuyển được”.

Khẳng định “thực vật không tự di chuyển được” có lẽ ý tác giả muốn so sánh làm rõ thêm sự khác nhau của thực vật và động vật. Tuy nhiên, thực vật có tự di chuyển được không vẫn là vấn đề đang gây tranh luận.

Băn khoăn về khái niệm

Theo Điều lệ trường tiểu học năm 2020 (sửa đổi lần 2): “SGK UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn và sử dụng vào quá trình giảng dạy, học tập trong trường tiểu học trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT”, nếu một số bài học trong SGK khác mà nội dung thiết thực, phù hợp hơn thì GV có được đưa vào giảng dạy (không phải là tham khảo) hay không?

Những điều chỉnh và băn khoăn trên chưa đầy đủ, có thể có tính cá biêt của từng trường, mong các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu CT, SGK đóng góp ý kiến. Điều đó vừa thể hiện tinh thần đổi mới giáo dục một cách thiết thực, vừa giúp GV thực hiện nhiệm vụ trong năm học mới với sự tự tin cao hơn, hiệu quả hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập286
  • Hôm nay24,277
  • Tháng hiện tại302,407
  • Tổng lượt truy cập51,658,366
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944