Từ đó, người được đánh giá xây dựng, thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực bản thân; cơ quan quản lý GD các cấp xây dựng, thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ.
Chuẩn để bồi dưỡng, không phải để đánh giá thi đua
- Ông có thể cho biết, chuẩn mới về HT cơ sở GDMN được ban hành kèm Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT có điểm gì mới so với chuẩn cũ?
- Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT đưa ra được những điểm mới, khắc phục những nội dung không còn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn tại Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT, cụ thể:
Làm căn cứ để HT cơ sở GDMN tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng, thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.
Làm căn cứ để cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá phẩm chất, năng lực của HT cơ sở GDMN; xây dựng, thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) cơ sở GDMN; lựa chọn, sử dụng đội ngũ CBQL cơ sở GDMN cốt cán.
Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, CBQL GD xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ CBQL cơ sở GDMN.
Làm căn cứ để các phó HT thuộc diện quy hoạch chức danh HT; giáo viên thuộc diện quy hoạch chức danh HT hoặc phó HT tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập phát triển phẩm chất, năng lực quản trị nhà trường.
Về nội dung tiêu chuẩn, tiêu chí: Chuẩn HT cơ sở GDMN phù hợp với thực tiễn nhà trường trong giai đoạn đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Tiêu chuẩn, tiêu chí được tiếp cận theo năng lực và đáp ứng yêu cầu của GD chương trình GDMN. Do cách tiếp cận năng lực khi xây dựng chuẩn HT tại Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT nên tuy về cơ bản, nội dung tiêu chuẩn, tiêu chí kế thừa nhiều điểm chính của Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT, nhưng mỗi tiêu chí lại được mô tả thành 3 mức phát triển từ thấp đến cao, đồng thời bổ sung những đổi mới trong GD hiện nay.
Về đánh giá theo chuẩn, với chu kỳ đánh giá: Thông tư 17/2011/TT-BGDĐT quy định đánh giá hằng năm; Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT quy định mỗi năm HT tự đánh giá một lần, hai năm cơ quan quản lý cấp trên đánh giá một lần;
Cách xếp loại kết quả đánh giá chung: Thông tư 17/2011/TT-BGDĐT quy định cho điểm từng tiêu chí và tính tổng điểm, khắc phục tình trạng bình quân giữa các tiêu chí. Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT quy định đánh giá từng tiêu chí theo 3 mức, trong đó có những tiêu chí có trọng số cao hơn (tiêu chí bắt buộc);
Thành phần tham gia đánh giá: Thông tư 17/2011/TT-BGDĐT quy định thành phần đánh giá bao gồm: HT, các phó hiệu trưởng, đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường; cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý HT, các thành phần trên đều tham gia đánh giá tất cả các tiêu chuẩn, tiêu chí. Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT quy định, HT tự đánh giá; nhà trường tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên trong trường đối với HT theo chuẩn HT (chỉ lấy ý kiến chứ không phải tham gia đánh giá) và thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện đánh giá theo chu kỳ 2 năm một lần.
Ngoài ra, có thêm quy định về CBQL cơ sở GDMN cốt cán trong Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT.
- Cơ quan quản lý cấp trên có thể dùng kết quả đánh giá theo chuẩn HT để đánh giá công chức, viên chức hoặc thi đua cuối năm không, thưa ông?
- Chuẩn HT có mục đích quan trọng nhất là để bồi dưỡng phát triển năng lực quản trị trường học của HT cơ sở GDMN thông qua việc HT tự đánh giá hàng năm và cơ quan cấp trên đánh giá 2 năm một lần.
Việc sử dụng kết quả đánh giá theo chuẩn HT để đánh giá công chức, viên chức hoặc thi đua cuối năm không được quy định tại Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT, tuy nhiên, đối chiếu nội dung tự đánh giá của công chức, viên chức với tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá của chuẩn HT thì có thể thấy sự tương đồng, thống nhất với nhau.
Do đó, có thể linh hoạt vận dụng chuẩn HT trong việc xây dựng chi tiết một số tiêu chí trong nội dung đánh giá CBQL để đảm bảo sự thống nhất theo quy định tại Nghị định số 88/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Yêu cầu phẩm chất, năng lực cốt lõi
- Trong 5 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí tại Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT, tiêu chuẩn, tiêu chí nào chiếm trọng số cao đối với HT cơ sở GDMN? Tại sao?
- Chuẩn HT cơ sở GDMN có 5 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí; trong đó có 10 tiêu chí (là các tiêu chí: 1, 4, 5, 6, 7, 9, 11, 13, 14 và 15) chiếm trọng số cao, được gọi là tiêu chí bắt buộc. Lí do: Các tiêu chí này là các năng lực cốt lõi của HT, có ý nghĩa quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới khả năng hoàn thành công việc hay nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản trị nhà trường của HT.
- Tại sao HT cơ sở GDMN cần biết sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc với vùng dân tộc thiểu số?
- Yêu cầu về ngoại ngữ, tin học trong chuẩn HT cơ sở GDMN nhằm bảo đảm thống nhất với văn bản hiện hành, bao gồm: Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ban hành quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non. Thông tư này có quy định về ngoại ngữ và tin học đối với mỗi hạng giáo viên tiểu học (hạng II, III và IV). Trong đó, việc quy định yêu cầu cụ thể về ngoại ngữ cũng đã được thống nhất với Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho người Việt Nam; đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (CNTT).
Ngoài ra, HT cần biết ngoại ngữ, CNTT để nhằm tìm hiểu và học tập kiến thức, kinh nghiệm của các nước khác và từng bước vận dụng vào công việc quản trị nhà trường. Trong đó, tiếng Anh được ưu tiên vì dễ tìm tài liệu, tư liệu. Hiện nay, hầu hết các tài liệu, tư liệu, hình ảnh của các nước tiên tiến đều sử dụng tiếng Anh. Ngoài ra, đối với những HT ở vùng dân tộc thiểu số có thể áp dụng năng lực sử dụng tiếng dân tộc thay thế cho yêu cầu về năng lực sử dụng ngoại ngữ.
- Đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc của HT cơ sở GDMN được hiểu như thế nào trong Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT? Nếu một HT là Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì ở tiêu chí đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc có phải đạt mức tốt không?
Với HT, phó HT cơ sở GDMN chưa đạt chuẩn, bản thân cần xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực. Ngoài ra, cơ quan quản lý trực tiếp căn cứ trên kết quả đánh giá, chủ trì hoặc tham mưu các cấp có thẩm quyền xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của HT, phó HT chưa đạt chuẩn HT theo đúng quy định hiện hành.
Ông Hoàng Đức Minh
- Đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc là một tiêu chí trong tiêu chuẩn 1 về phẩm chất nghề nghiệp của chuẩn HT cơ sở GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT. Tiêu chí “Đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc” được mô tả 3 mức phát triển như sau:
Mức đạt: Thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc; chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường;
Mức khá: Thường xuyên tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có ý thức rèn luyện tạo dựng phong cách làm việc khoa học; phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên; chủ động sáng tạo trong xây dựng các nội quy, quy định trong nhà trường;
Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực trong nhà trường về đạo đức nghề nghiệp; có ảnh hưởng tích cực và hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở GD mầm non về thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, phong cách làm việc khoa học trong nhà trường.
Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc có mức tốt là: “Là tấm gương mẫu mực trong nhà trường về đạo đức nghề nghiệp; có ảnh hưởng tích cực và hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở GDMN về thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, phong cách làm việc khoa học trong nhà trường”.
Điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của đảng viên là CBQL: Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp. Tuy nhiên khi tìm minh chứng cần có các minh chứng làm căn cứ để đánh giá xếp loại đảng viên, công chức, viên chức, thể hiện rõ HT đã có ảnh hưởng tích cực với đồng nghiệp.
- Năng lực trong Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT được hiểu là gì? Ý nghĩa của năng lực? HT cơ sở GDMN cần có những năng lực để thực hiện công việc, nhiệm vụ của mình?
- Theo Thông tư số 25, năng lực là khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ của HT. Có 3 mức phát triển năng lực của HT:
Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong quản trị cơ sở GDMN theo quy định.
Mức khá: Có phẩm chất, năng lực đổi mới, sáng tạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong quản trị cơ sở GDMN.
Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới quản trị cơ sở GDMN và phát triển GD địa phương.
5 tiêu chuẩn năng lực HT cơ sở GDMN cần có để thực hiện công việc được thể hiện trong Chuẩn gồm: Tiêu chuẩn về phẩm chất nghề nghiệp; quản trị nhà trường; xây dựng môi trường GD; phát triển mỗi quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội; sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
Việc đánh giá theo chuẩn được xây dựng dự trên cách tiếp cận năng lực nhằm đẩy mạnh liên tục cải tiến thực hiện nhiệm vụ quản trị nhà trường; tạo động lực cho mỗi HT tự xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới GD; gắn kết mục tiêu phát triển năng lực của HT viên và mục tiêu phát triển của nhà trường; đánh giá thế mạnh và triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi HT cũng như của nhà trường; tạo nên một môi trường làm việc tích cực, chủ động.
- Xin cảm ơn ông!