Thầy giáo nhắn tin “gạ tình”: Can thiệp chuyên sâu mọi vấn đề tâm lý cho cả giáo viên và học sinh

Thứ bảy - 09/03/2019 02:10 574 0

Thầy giáo nhắn tin “gạ tình”: Can thiệp chuyên sâu mọi vấn đề tâm lý cho cả giáo viên và học sinh

GD&TĐ - Thời gian gần đây xuất hiện nhiều câu chuyện đau lòng về cách hành xử, đạo đức người thầy trong quá trình hoạt động giáo dục. Sau những sự việc xảy ra khiến cho dư luận xã hội có cái nhìn hoang mang trước hình ảnh người thầy, đòi hỏi không chỉ ngành sư phạm, các nhà quản lý giáo dục mà cả xã hội phải chung tay để khôi phục lại hình ảnh, đạo đức và vị thế của người thầy.

Khi “con sâu bỏ rầu nồi canh”

Những ngày qua, câu chuyện thầy giáo nhắn tin “gạ tình” nữ sinh lớp 10 ở Thái Bình; Giáo viên chủ nhiệm có những hành động không phù hợp với nhiều học sinh lớp 5 ở Bắc Giang; Nữ giáo viên vào khách sạn với nam sinh dưới 16 tuổi ở Bình Thuận khiến cho dư luận xã hội bức xúc về hình ảnh người thầy.

Tuy chỉ là những hiện tượng cá biệt, “những con sâu bỏ rầu nồi canh” trong ngành song chắc chắn đã gây ra những cái nhìn thiếu tin tưởng từ xã hội với ngành Giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng.

Nhiều người đặt ra câu hỏi cho cách ứng xử của người thầy và đạo đức của người làm nghề giáo. Nặng nề hơn là Hiệu trưởng của những ngôi trường này cũng vừa bị ảnh hưởng do thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành và xử lý vụ việc chưa đến nơi đến chốn. Văn hóa nhà trường đang trở thành vấn đề bức thiết trong mỗi nhà trường.

Đáng buồn hơn nữa, những hành vi không chỉ vi phạm đạo đức nhà giáo, không thể cho phép xảy ra trong môi trường sư phạm, làm ảnh hưởng đến tâm lý các em học sinh. Những sự việc trên đã không còn là tiếng chuông cảnh báo mà cần sự hành động quyết liệt. Bởi trường lớp là nơi các em học sinh không chỉ học kiến thức để trưởng thành mà còn là nơi bồi đắp nhân cách, đạo đức để các em trở thành người có ích cho xã hội.

Chia sẻ về vấn đề này, TS Hoàng Trung Học - Trưởng Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục cho rằng: Vụ việc xảy ra ở Bắc Giang hay ở Thái Bình đều liên quan trực tiếp đến vấn đề văn hóa nhà trường. Về mặt bản chất, một cơ sở giáo dục tiên tiến là một cơ sở phải tạo dựng được môi trường văn hóa thân thiện, an toàn, tích cực. Vì vậy, về chiến lược lâu dài, việc xây dựng văn hóa nhà trường phải được đặc biệt quan tâm.

Cần thúc đẩy ứng dụng tâm lý học trong nhà trường

Theo TS Hoàng Trung Học, để tạo ra môi trường văn hóa thực thụ, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tác động vào mọi thành tố trong cấu trúc văn hóa nhà trường.

Trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến những vấn đề như: Xây dựng đạo đức nhà giáo, biến những chuẩn mực của đạo đức nhà giáo thành giá trị tự thân của mỗi giáo viên; Chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo về nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt chú trọng đến những kỹ năng cốt yếu như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản trị cảm xúc, kỹ năng quản trị lớp học, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, kỹ năng phòng chống bạo lực học đường…

Đồng thời, thúc đẩy ứng dụng tâm lý học trường học vào mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường, coi đây là giải pháp then chốt để giải quyết triệt để những vấn đề trong văn hóa học đường hiện nay. Đây là mô hình đã được thực tiễn của nhiều quốc gia có nền giáo dục tiến bộ trên thế giới khẳng định là đúng đắn.

TS Hoàng Trung Học cho biết: Các chuyên gia tâm lý học đường sẽ giúp phòng ngừa, can thiệp sớm và can thiệp chuyên sâu mọi vấn đề tâm lý cho cả đội ngũ giáo viên và học sinh trong các cơ sở giáo dục, đảm bảo trạng thái lành mạnh về tâm lý, giúp thầy dạy tốt, trò học tốt, hướng tới thực hiện thành công mục tiêu giáo dục tổng thể.

Trước hiện tượng này, cần thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng văn hóa nhà trường, quyết liệt ứng dụng các thành tựu của tâm lý học trường học vào mọi lĩnh vực của nhà trường để phòng ngừa, can thiệp sớm, can thiệp sâu mọi vấn đề tâm lý có thể phát sinh, giúp cả thầy, trò đều có thể cảm thấy an nhiên, hạnh phúc, đạt được mục tiêu sư phạm tổng thể trong một môi trường giáo dục thân thiện.

“Tôi cho rằng, những sự việc ở bắc, Giang, Thái Bình….là hiện tượng đáng tiếc, cần lên án và giải quyết triệt để, không thể để tái diễn ở các địa phương khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần bình tĩnh, tránh quy chụp, dễ làm tổn thương phần đông các thầy, cô tâm huyết, đang ngày đêm cống hiến cho ngành Giáo dục”, TS Hoàng Trung Học chia sẻ.

Tác giả bài viết: Lê Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập328
  • Hôm nay15,748
  • Tháng hiện tại293,878
  • Tổng lượt truy cập51,649,837
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944