Tiền đề cho năm học mới

Thứ ba - 06/08/2019 20:48 365 0

Tiền đề cho năm học mới

GD&TĐ - Năm học 2018 - 2019 qua đi với nhiều dấu ấn. Những kết quả quan trọng đạt được, bài học rút ra từ thực tiễn sẽ là tiền đề quan trọng để toàn ngành tự tin bước vào năm học mới với những nhiệm vụ quan trọng: Tiếp tục tập trung thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; hoàn thành các điều kiện để triển khai chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2020 - 2021; triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua…

Dấu ấn nổi bật

Năm học 2018 - 2019, ngành GD-ĐT tiếp tục chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những “nút thắt” trong hoạt động đổi mới giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phương, cơ sở GD-ĐT thực hiện. Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Chất lượng đội ngũ giáo viên (GV) và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục các cấp được nâng lên và chuẩn hóa.

Chất lượng giáo dục mầm non có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được quan tâm. Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn ở GDPT được nâng cao. Việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới được tích cực thực hiện; thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực.

Công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh có bước chuyển biến. Chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) ngày càng được quan tâm, văn hóa chất lượng từng bước được hình thành trong từng cơ sở GDĐH; một số trường ĐH đã triển khai đào tạo hiệu quả nguồn nhân lực theo các chương trình tiên tiến được chuyển giao từ các nước phát triển; đẩy mạnh việc triển khai thực hiện hỗ trợ khởi nghiệp đối với sinh viên.

Cũng trong năm học 2018 - 2019, khung năng lực GV ngoại ngữ, bộ tiêu chí đánh giá các đơn vị tổ chức bồi dưỡng GV ngoại ngữ, các hệ thống trực tuyến bồi dưỡng GV về năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm đã được hoàn thành; số lượng GV đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ của các cấp học được nâng lên.

Cùng với đó, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và trong dạy học ngày càng đẩy mạnh. Cơ sở dữ liệu của các cấp học đã được thống kê; dữ liệu về đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đưa vào sử dụng làm cơ sở cho cơ quan quản lý ra các quyết định về chính sách hiệu quả, khắc phục tối đa những bất cập hiện nay như thừa, thiếu GV, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, chính sách cho nhà giáo. Việc cắt giảm các thủ tục hành chính được triển khai quyết liệt.

Kiểm định chất lượng giáo dục được triển khai tích cực, hiệu quả, đánh giá đúng chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng làm căn cứ để xác định chất lượng GDĐH, vị thế và uy tín của cơ sở GDĐH.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhiều thỏa thuận, bản ghi nhớ đã được ký kết. Nhiều cơ sở GD-ĐT đã chủ động tích cực hội nhập quốc tế thông qua các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và các chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên và hợp tác nghiên cứu.

Kết quả thanh tra đã góp phần phòng ngừa, phát hiện những sai phạm, hạn chế, thiếu sót trong quản lý và kịp thời kiến nghị xử lý vi phạm, đề xuất các biện pháp khắc phục, góp phần chấn chỉnh, duy trì kỷ cương, nền nếp trong hoạt động giáo dục.

Công tác truyền thông đã có nhiều đổi mới. Thông tin hai chiều giữa Bộ GD&ĐT và các sở GD&ĐT duy trì và phát huy hiệu quả hơn trong việc thực hiện xử lý và trao đổi thông tin.

Bên cạnh những kết quả nổi bật trên, công tác sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương vẫn còn một số bất cập. Tình trạng thiếu GV vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để, đặc biệt là GV mầm non. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HSSV chưa đáp ứng được yêu cầu; vẫn còn một bộ phận HSSV vi phạm pháp luật, đạo đức, lối sống.

Công tác phân luồng, giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông (GDPT) chưa hiệu quả. Chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, hội nhập quốc tế; kỹ năng và năng lực ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam còn thấp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu, lạc hậu; tỷ lệ phòng học kiên cố thấp. Còn để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trong khâu chấm thi năm 2018 ở một số địa phương.

Tiếp tục 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, 5 nhóm giải pháp cơ bản

Năm học 2019 - 2020, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện văn bản chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và hoàn thành các điều kiện để triển khai chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2020 - 2021; triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH và Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua; củng cố công tác thanh tra; triển khai tổ chức hiệu quả Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2020.

Phương hướng chung là triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020; khắc phục và tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về GD-ĐT mà xã hội quan tâm, dư luận bức xúc. Trong đó, tập trung thực hiện tốt 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Rà soát, sắp xếp, quy hoạch mạng lưới các cơ sở GD-ĐT; Nâng cao chất lượng đội ngũ GV và CBQL giáo dục; Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý giáo dục; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HSSV.

Năm học mới sẽ đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước đối với giáo dục mầm non; đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng lực quản trị nhà trường gắn với thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non; giải quyết tình trạng thiếu GV; tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Với GDPT: Tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong GDPT; tiếp tục đổi mới công tác quản trị, tăng quyền tự chủ của các cơ sở GDPT.

GDĐH: Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động và đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đẩy mạnh giao quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục đại học; chú trọng quản lý chất lượng đầu ra.

Giáo dục thường xuyên: Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với hệ thống cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài; nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu sẽ được tiếp tục tập trung thực hiện trong năm học mới, đó là: Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GD-ĐT trong cả nước. Nâng cao chất lượng đội ngũ GV và CBQL giáo dục các cấp. Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông; triển khai chương trình, sách giáo khoa GDPT mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho HSSV, bảo đảm an toàn trường học. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học, trình độ đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy, học và quản lý giáo dục. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở GD-ĐT. Hội nhập quốc tế trong GD-ĐT. Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động GD-ĐT. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cùng với 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu là 5 nhóm giải pháp cơ bản: Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính về GD-ĐT. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của CBQL giáo dục. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GD-ĐT. Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh công tác truyền thông về GD-ĐT.

Những bài học kinh nghiệm quý

 

Phải có sự quan tâm, đầu tư, chăm lo, chung tay, vào cuộc và đồng thuận của toàn xã hội; sự phối hợp, ủng hộ của các cấp, ngành, địa phương, đoàn thể; trong đó ngành Giáo dục chủ động, sáng tạo và quyết tâm cao.

 

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành là yếu tố quan trọng. Tích cực, chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp, đề xuất chủ trương phát triển GD-ĐT phù hợp với địa phương; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện sát thực tế, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm; đôn đốc, theo dõi thực hiện kế hoạch. Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

Xây dựng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết và tận tuỵ với nghề. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

 

Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý, chỉ đạo, điều hành gắn với cải cách hành chính. Công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng để tạo sự đồng thuận của toàn xã hội về giáo dục; cầu thị, lắng nghe phản biện từ xã hội.

Tác giả bài viết: Hải Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập731
  • Hôm nay38,304
  • Tháng hiện tại316,434
  • Tổng lượt truy cập51,672,393
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944