Bài 4: Thi hay xét?

Thứ tư - 17/04/2019 05:40 532 0

Bài 4: Thi hay xét?

GD&TĐ - Nhiều giáo viên băn khoăn, rốt cuộc thăng hạng là thi hay xét. Tại sao các địa phương cùng tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, nơi thì thi mà nơi lại xét? Phải chăng đang có sự không thống nhất trong triển khai thực hiện giữa các địa phương?

Có hay không mâu thuẫn trong quy định?

Tại sao tháng 8/2017, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư quy định điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập (Thông tư số 20/2017/TT-BGDĐT), nhưng ba tháng sau, tức là đến tháng 11/2017, lại ban hành Thông tư quy định điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập (Thông tư số 28/2017/TT-BGDĐT)? Phải chăng, Bộ GD&ĐT đang mâu thuẫn với chính mình trong quy định về thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên?

Để trả lời câu hỏi này, cần rà soát lại câu chuyện về phân cấp và thẩm quyền trong thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.

Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã quy định các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. Như vậy, với viên chức ngành Giáo dục, thẩm quyền của Bộ GD&ĐT là xây dựng và ban hành các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập.

Do đó, Bộ GD&ĐT đã đồng thời xây dựng và ban hành 2 văn bản là Thông tư số 20/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 28/2017/TT-BGDĐT. Các địa phương, cơ sở giáo dục nếu tổ chức thi thì thực hiện theo các hướng dẫn tại Thông tư số 20/2017/TT-BGDĐT, nếu tổ chức xét thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 28/2017/TT-BGDĐT.

Nhưng rốt cuộc, ai là người quyết định việc thi hay xét? Phần lớn giáo viên có tâm lí mong cơ quan quản lý tổ chức xét thăng hạng hơn là thi. Nhưng không nhiều người biết tại sao nơi thì thi, nơi thì lại xét. Đó là vấn đề của phân cấp quản lý. Cũng tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP trước đây, thẩm quyền tổ chức thăng hạng được quy định căn cứ theo các hạng.

Theo đó, đối với việc tổ chức thăng hạng từ hạng II lên hạng I, thẩm quyền thuộc các Bộ quản lý viên chức chuyên ngành (hay còn gọi là Bộ chủ quản). Bộ chủ quản có trách nhiệm xây dựng Đề án, tổ chức kỳ thăng hạng.

Đối với việc tổ chức thăng hạng từ hạng III lên hạng II, thẩm quyền thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nghĩa là cả các Bộ và tỉnh đều có thẩm quyền tổ chức kỳ thăng hạng từ hạng III lên hạng II. Trong đó, Bộ chủ quản như Bộ GD&ĐT, ngoài vai trò của Bộ quản lý viên chức chuyên ngành Giáo dục thì có thẩm quyền tổ chức kỳ thăng hạng từ hạng III lên hạng II chỉ cho đối tượng là giáo viên ở các đơn vị sự nghiệp thuộc và trực thuộc Bộ.

Đối với việc tổ chức thăng hạng từ hạng IV lên hạng III, thẩm quyền thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức hoặc phân cấp cho các cơ quan, đơn vị tổ chức theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.

Như vậy, muốn biết đơn vị nào có thẩm quyền quyết định phương án thi hay xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, trước hết phải xác định đó là giáo viên cấp học nào. Theo phân cấp của đa số địa phương hiện nay, các cơ sở giáo dục thuộc cấp học mầm non, tiểu học, THCS do UBND cấp quận/huyện/thành phố quản lý, trong đó Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn, giúp việc cho UBND cấp quận/huyện/thành phố. Trong khi đó, các cơ sở giáo dục cấp học THPT do UBND cấp tỉnh/thành phố trực tiếp quản lý và Sở GD&ĐT là cơ quan chuyên môn, giúp việc cho UBND cấp tỉnh/thành phố trong quản lý giáo dục.

Bài 4: Thi hay xét? - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa

Hiểu đúng đầu mối chỉ đạo về thăng hạng

Cùng với sự phân cấp nêu trên, ở mỗi địa phương, căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, việc phân công, phân cấp tổ chức quản lý nhân sự lại không giống nhau. Do đó, có tình trạng là cùng quản lý, chỉ đạo về công tác thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, hiện nay có 3 đầu mối: Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ hoặc theo phân cấp: Khối trực thuộc UBND tỉnh thì do Sở GD&ĐT đầu mối, còn khối trực thuộc UBND cấp quận/huyện/thành phố thì do UBND cấp quận/huyện/thành phố trực tiếp chỉ đạo.

Việc phân công, phân cấp về công tác thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên cũng đã có sự thay đổi, điều chỉnh sau khi Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực.

Theo đó, Bộ quản lý viên chức chuyên ngành (trong đó có Bộ GD&ĐT) chỉ tổ chức thăng hạng từ hạng II lên I đối với viên chức có chức danh tương đương với chuyên viên cao cấp (với ngành Giáo dục là kỳ thăng hạng từ hạng II lên I đối với giảng viên đại học). Các kỳ thăng hạng chức danh nghề nghiệp còn lại (tương đương với chức danh từ chuyên viên chính trở xuống) thẩm quyền tổ chức thuộc về UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Tất nhiên, Bộ quản lý viên chức chuyên ngành vẫn có thẩm quyền tổ chức thăng hạng với tất cả các kỳ thăng hạng cho viên chức của các đơn vị sự nghiệp thuộc và trực thuộc Bộ. Hơn nữa, cũng có một xu thế là đối với kỳ thăng hạng lên hạng cao nhất (từ hạng II lên hạng I), do số lượng viên chức đủ điều kiện rất ít, nên các Bộ quản lý viên chức chuyên ngành khác và UBND các tỉnh/thành phố cũng có tâm lí “ngại” tổ chức, do đó, các Bộ và các UBND tỉnh/thành phố nếu không có khả năng tự tổ chức kỳ thăng hạng nêu trên, có thể tổng hợp danh sách viên chức đủ điều kiện, gửi Bộ quản lý viên chức chuyên ngành (nếu Bộ quản lý viên chức chuyên ngành có tổ chức kỳ thăng hạng đó).

Tác giả bài viết: Nguyễn Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1392 | lượt tải:303

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1125 | lượt tải:288

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2411 | lượt tải:380

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2911 | lượt tải:479

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2231 | lượt tải:324
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập534
  • Hôm nay18,872
  • Tháng hiện tại39,375
  • Tổng lượt truy cập50,587,751
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944