Dạy trẻ tự kỷ - phải nhẫn nại và yêu thương

Thứ ba - 08/05/2018 02:32 761 0
GD&TĐ - Trẻ tự kỷ tại Việt Nam có xu hướng tăng nhiều qua mỗi năm, cùng với đó, đòi hỏi giáo viên dạy trẻ tự kỷ cũng cần nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Mặc dù thu nhập có thể cao hơn những giáo viên bình thường vài lần, nhưng bởi đặc thù công việc vất vả, số lượng giáo viên dạy trẻ tự kỷ hiện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội.
Dạy trẻ tự kỷ - phải nhẫn nại và yêu thương

Nỗi vất vả của nghề

Những năm gần đây, nghề dạy trẻ tự kỉ đã được xã hội biết đến nhiều hơn. Nhưng nỗi vất vả của nghề này chỉ có người trong nghề, hoặc phụ huynh học sinh có con nhỏ mắc chứng tự kỉ mới có thể hiểu rõ. Chúng tôi tìm đến Trung tâm giáo dục hòa nhập Midori (Hà Đông, Hà Nội), nơi có những giáo viên “đặc biệt”, dạy những đứa trẻ “đặc biệt” để gặp gỡ những cô giáo đang hàng ngày tận tụy với nghề.

Ở đây, mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập. Do vậy, đòi hỏi các giáo viên phải nắm rõ tình hình của từng em, dùng những phương pháp riêng biệt để các em có thể đạt tiến bộ nhanh nhất. Đối với mỗi giáo viên đứng lớp bình thường, một người có thể giảng dạy cho vài chục em học sinh, với cùng một bài học. Nhưng đối với nghề này, một cô giáo chỉ có thể chăm chút cho một đến hai em. Trong khi giáo viên bình thường chỉ truyền đạt kiến thức, giáo viên dạy trẻ tự kỉ phải hướng dẫn các em từ kỹ năng vệ sinh cá nhân, chào hỏi, tự xúc cơm ăn...

Trong giờ học, các cô giáo cũng phải đan xen nhiều hoạt động giải trí đa dạng để thu hút sự tập trung của trẻ, đồng thời kết hợp những liệu pháp điều trị hành vi, tâm lý cho trẻ, vì có những em thiếu kiểm soát hành vi, tự làm đau mình hoặc tấn công người khác. Để thành thạo tất cả các kỹ năng được học, có em mất vài tháng đến vài năm. Do vậy, sự nhẫn nại và yêu trẻ ở những người làm nghề này được đề cao hơn bao giờ hết.

Chia sẻ về công việc của mình, chị Lê Thị Lý, giáo viên tại Trung tâm Midori cho biết: “Không có một chương trình dạy chung nào cho trẻ đặc biệt, vì vậy tôi phải tự nghiên cứu tình trạng mỗi bé và tìm phương án phù hợp. Trải nghiệm sự vất vả của nghề từ rất sớm, nhưng vì yêu nghề, khi ra trường tôi vẫn quyết định theo nghề đến cùng”.

Những tưởng giáo viên chỉ chịu áp lực từ những đứa trẻ chậm tiến bộ, nhưng họ còn phải đối mặt với áp lực từ chính phụ huynh học sinh. Đặc biệt, đối với nhiều gia đình, con bị tự kỉ, gia đình thường không can thiệp sớm mà chủ quan, hoặc xấu hổ với mọi người nên không dám đối diện với hội chứng của con cái mình. Hoặc cũng có những gia đình đòi hỏi quá cao ở những người giáo viên, mong muốn con mình tiến bộ trong một thời gian rất ngắn.

Vẫn thiếu nhiều giáo viên

Theo tìm hiểu của chúng tôi, lương của một giáo viên dạy trẻ đặc biệt cao hơn nhiều lần một giáo viên bình thường. Ngoài ra, họ còn có thể nhận dạy thêm trẻ theo giờ tại nhà với mức giá khoảng 200.000 đồng mỗi giờ tới 250.000 đồng mỗi giờ. Đây được đánh giá là một mức thu nhập cao, tuy nhiên tại Việt Nam, hiện vẫn đang thiếu hàng nghìn giáo viên ngành Giáo dục đặc biệt.

Hiện cả nước chỉ có Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TPHCM, Cao đẳng Mẫu giáo Trung ương Hà Nội, Cao đẳng Mẫu giáo Trung ương Nha Trang, Cao đẳng Mẫu giáo Trung ương TPHCM đào tạo chuyên ngành này. Tuy nhiên, với khoảng 1,5 triệu trẻ khuyết tật hiện nay, trong đó trẻ rối loạn phát triển chiếm tỷ lệ lớn nhất, số giáo viên hiện có vẫn chưa đáp ứng đủ.

Chị Nguyễn Thị Kim Ngân cũng chia sẻ thêm: “Trung tâm vẫn đăng tuyển giáo viên thường xuyên, nhưng rất khó để tuyển một giáo viên đúng chuyên ngành. Với mức lương hấp dẫn hiện nay, nhiều bạn học chuyên ngành tiểu học, mầm non chuyển đổi sang dạy trẻ đặc biệt, nên rất khó để đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao ở những giáo viên này. Để dạy trẻ đặc biệt, giáo viên cần có am hiểu chuyên môn rất cao”.

Để đáp ứng đủ số lượng cũng như chất lượng của giáo viên ngành Giáo dục đặc biệt, trước hết cần phải thay đổi những chính sách ưu tiên trong tuyển dụng. Đồng thời, phải có thêm nhiều giải pháp khuyến khích các em học sinh đăng kí học chuyên ngành này tại các trường đào tạo sư phạm trên cả nước.

Thường xuyên giải đáp những đòi hỏi không tưởng của phụ huynh, chị Nguyễn Thị Kim Ngân, Giám đốc tại Trung tâm Midori cho biết: “Hầu hết các phụ huynh đều mong muốn con mình phải theo kịp các bạn ở trường, sợ bị mọi người bàn tán, trong khi có những bé chưa thuộc mặt chữ, số; thậm chí không biết đếm tiền. Họ đặt ra một thời gian quá ngắn và đòi hỏi ở sự giảng dạy ở các cô, nhưng như vậy là không thể, vì mỗi bé sẽ cần một thời gian khác nhau để tiến bộ”.

Tác giả bài viết: Hoàng Minh Vân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập338
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm337
  • Hôm nay15,006
  • Tháng hiện tại293,136
  • Tổng lượt truy cập51,649,095
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944