Đối sánh trong giáo dục: Minh bạch và cải tiến chất lượng

Thứ ba - 30/06/2020 10:56 814 0
GD&TĐ - Về thi tốt nghiệp THPT năm 2020, một điểm mới được Bộ GD&ĐT công bố: Tiến hành đối sánh, tương quan giữa kết quả học bạ và thi tốt nghiệp để phân tích, đánh giá chất lượng. Điều này là cần thiết để từng bước xây dựng văn hóa đối sánh.
Đối sánh trong giáo dục: Minh bạch và cải tiến chất lượng

Đối sánh trên thế giới và Việt Nam

Hoa Kỳ: Báo cáo PISA năm 2006 cho thấy, Hoa Kỳ xếp thứ hạng 25 về lĩnh vực Toán, 21 về Khoa học trong 30 nước của Tổ chức OECD. Báo cáo của Hiệp hội Thống đốc bang quốc gia năm 2008 chỉ ra rằng: Hoa Kỳ đang tụt so với nhiều quốc gia khác về vốn con người, điều này đòi hỏi phải có sự đánh giá tiến trình giảng dạy, kiểm tra, đánh giá ở các trường học. Vì vậy, Hoa Kỳ đã đẩy mạnh đối sánh trên nhiều lĩnh vực của giáo dục phổ thông (GDPT) với các nước có thứ hạng cao trong đánh giá PISA như Phần Lan, Singapore, Canada, Hàn Quốc …

Australia: Hệ thống đối sánh quốc gia My School được công bố vào tháng 1/2010, bởi ACARA, là cơ quan Liên bang đặc trách về Chương trình, Đánh giá và Báo cáo giáo dục, đã thu thập, xử lí và công bố dữ liệu của khoảng 10.000 trường học tại website MySchool.edu.au. Dữ liệu bao gồm kết quả chương trình đánh giá quốc gia NAPLAN về ngôn ngữ (viết) và số học, thông tin về cơ sở vật chất, đội ngũ GV, thông tin tài chính, giáo dục nghề nghiệp trong hơn 10 năm… nhằm giúp các trường so sánh với nhau (đối sánh ngang hàng) và so sánh sự tiến bộ của mình trong nhiều năm (đối sánh dọc). Mục tiêu giúp phụ huynh, học sinh có thể chọn được trường học tốt nhất cho con em và tạo công bằng trong tiếp cận giáo dục của người dân.

Việt Nam: Việc sử dụng so sánh dữ liệu cũng đã được áp dụng đối với giáo dục Việt Nam. Cục Công nghệ thông tin (CNTT), Bộ GD&ĐT dựa trên kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hằng năm đưa ra bảng xếp hạng THPT theo chỉ số là bình quân tổng điểm 3 môn thi ĐH của HS từng trường, tỉnh, thành phố và so sánh phổ điểm thi giữa kỳ thi ĐH và thi tốt nghiệp THPT. Nhờ so sánh, có năm đã phát hiện ra trường hợp thi hộ. Việc xếp hạng này đã mang lại giá trị và được xã hội ghi nhận. ĐH Quốc gia TPHCM dựa vào bảng xếp hạng trường THPT để tuyển thẳng học sinh tốt nghiệp giỏi ở một số trường THPT có thứ hạng cao, ban đầu là 5 trường chuyên, đến năm 2020, đã có 150 trường thuộc diện này (82 trường chuyên, năng khiếu; 68 trường THPT thuộc nhóm có điểm trung bình thi THPT cao nhất nước trong các năm 2017 - 2019; TPHCM có 21 trường, Hà Nội có 20 trường, Nam Định 7 trường). Đây là một minh chứng cho giá trị thực tiễn của đối sánh trong giáo dục.

Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm các môn thi. Nhờ đó, năm 2018 phát hiện ra vụ việc gian lận thi cử ngiêm trọng ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La. Chúng ta lên án đến hành vi gian lận thi cử, ảnh hưởng đến tính nghiêm minh, công bằng, chính xác của kỳ thi, những người gian lận đã bị khởi tố và kết. Tuy nhiên, đây cũng là một điều may mắn, nếu như năm 2018 đề thi không khó hơn năm 2017, và nếu như không có sự so sánh giữa các tỉnh, thành phố thì không thể phát hiện ra vụ gian lận nói trên và hậu quả sẽ nghiêm trọng như thế nào.

Mới đây, nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Giáo dục (Trường ĐHSP TPHCM và Sở GD&ĐT TPHCM) hoàn thành đề tài "Nghiên cứu đối sánh và xây dựng phần mềm đối sánh điện tử để so sánh, đánh giá các trường THPT TPHCM", xây dựng phần mềm Đối sánh trường học Việt Nam công bố tại website doisanh.edu.vn. Phần mềm này được áp dụng thí điểm tại 12 trường THPT của thành phố và Viện nghiên cứu Giáo dục tổ chức tập huấn cho một số trường THPT vào tháng 7/2017. Trong đó, dữ liệu thu thập được từ dữ liệu từ hệ thống EMIS, dữ liệu thi THPT và thi tuyển sinh THPT, thực hiện đối sánh nhiều chỉ số, có chỉ số độ lệch giữa điểm trung bình cả năm lớp 12 và trung bình điểm thi của các trường. Qua đối sánh cho thấy, độ lệch này có trường 1 điểm nhưng cũng có trường trên 3 điểm.

Đối sánh trong giáo dục: Minh bạch và cải tiến chất lượng - Ảnh minh hoạ 2
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ảnh: INT

Xây dựng văn hóa đối sánh

Dư luận xã hội đồng tình với chủ trương của Bộ GD&ĐT tiến hành đối sánh, tương quan giữa kết quả học bạ và kết quả kỳ thi.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Việc này không phải bới lá tìm sâu để phát hiện sai phạm mà mục đích bảo đảm chất lượng, nhất là các vùng khó khăn". Bởi vì, kỳ thi năm 2020 và những năm sau với mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT nhưng nhiều trường ĐH sử dụng kết quả này để tuyển sinh, do đó đòi hỏi tính nghiêm minh, chính xác và công bằng cao. Chúng ta cần thay đổi văn hóa "Tốt khoe, xấu che" hay sợ "vạch áo cho người xem lưng" ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, cộng thêm bệnh thành tích, thi đua, từ đó dẫn tới các báo cáo không trung thực hoặc che giấu các vấn đề yếu kém.

Để xây dựng văn hóa đối sánh, trước hết chúng ta cần ổn định kỳ thi tốt nghiệp THPT đúng theo Luật Giáo dục 2019; việc tuyển sinh ĐH, CĐ do các trường ĐH, CĐ tự chủ bằng nhiều phương thức đa dạng như thi tuyển, xét tuyển học bạ, xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT, tuyển thẳng ĐH theo tiêu chuẩn đạt giải HS giỏi quốc gia hay xếp loại giỏi ở các trường THPT chất lượng cao sau đó, xây dựng hệ thống đối sánh quốc gia, hay đối sánh theo từng địa phương,đưa ra so sánh với nhiều tiêu chí khác nhau giữa các địa phương trong toàn quốc, trong từng vùng (các tỉnh, các trường trong một vùng đối sánh với nhau). Cần tuyền truyền sâu rộng để xã hội hiểu, việc đối sánh là bình thường, giúp cho giáo dục, địa phương, trường học hiểu được thực trạng của mình và học hỏi thành công của nơi khác để cải tiến chất lượng. Bởi vì thực tế có tỉnh nhiều năm liên đỗ tốt nghiệp cao nhưng có năm đỗ thấp, giám đốc sở GD&ĐT bị Hội đồng nhân dân tỉnh chất vấn căng thẳng.

Đối sánh có ba mục tiêu quan trọng: Hiểu rõ hiện trạng của chính mình; xác định khoảng cách giữa mình và các chuẩn (mức) khách quan bên ngoài mà mình muốn đạt; học hỏi những phương pháp thành công tốt nhất từ đơn vị khác triển khai tại đơn vị mình. Như vậy, đối sánh không phải là công cụ chỉ để đo lường dữ liệu, dựa trên dữ liệu để chỉ trích, hạ uy tín nhau hay tâng bốc thành tích của mình, mà cái chính là tìm hiểu thực trạng của mình và so sánh với đơn vị khác để không ngừng cải tiến chất lượng giáo dục cho đơn vị mình.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập348
  • Hôm nay24,768
  • Tháng hiện tại302,898
  • Tổng lượt truy cập51,658,857
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944