GD nghề nghiệp: Đầu tư nhiều, hiệu quả được bao nhiêu?

Thứ hai - 06/07/2020 08:26 506 0
GD&TĐ - Theo các chuyên gia, hệ thống các cơ sở GD nghề nghiệp đã có bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, GD nghề nghiệp vẫn bộc lộ nhiều bất cập, gây lãng phí tiền của Nhà nước, hạn chế cơ hội học nghề sau THCS, THPT của HS...
GD nghề nghiệp: Đầu tư nhiều, hiệu quả được bao nhiêu?

Nhiều thiết bị "đắp chiếu"

TS Hoàng Ngọc Vinh – Phó Chủ tịch Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cho biết: Các cơ sở GDNN được đầu tư nhiều nhưng vẫn dàn trải, nên hiệu quả chưa cao. Một số trung tâm dạy nghề ở địa phương được đầu tư nhưng không phát huy được hiệu quả. "Có trường, trung tâm dạy nghề được đầu tư thiết bị máy móc lên đến hàng tỷ đồng, nhưng "đắp chiếu" để đấy", TS Hoàng Ngọc Vinh nói.

Theo ông, khi đầu tư thiết bị phải có chương trình đào tạo đi kèm, nhân lực quản lý, vận hành, sử dụng, làm chủ công nghệ. Tuy nhiên, một số trường đầu tư thiếu đồng bộ, lại thiếu cả hai yếu tố trên nên thiết bị mua về "đắp chiếu" là điều không thể tránh khỏi.

Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ: Trên cơ sở Luật GDNN, Bộ LĐ,TB&XH đã ban hành nhiều thông tư, văn bản hướng dẫn. Vì thế, hệ thống hành lang pháp lý đối với GDNN tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn có chồng chéo, chưa tích hợp được các văn bản vào thành với nhau, số lượng văn bản còn nhiều. Công tác tuyển sinh còn nhiều khó khăn.

Theo đại biểu Tạ Văn Hạ, khác với giáo dục đại học, GDNN còn có đào tạo nghề ngắn hạn; tập huấn, bồi dưỡng chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật. Đây còn là vấn đề an sinh xã hội. Do đó, các trường nghề cũng được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và chương trình đào tạo theo hướng hiện đại. Nhưng trên thực tế kết quả chưa tương xứng so với những gì được đầu tư và chưa đáp ứng được kỳ vọng.

"Có một số trường mua sắm, đầu tư thiết bị máy móc lên đến tiền tỷ nhưng chưa phát huy hết hiệu quả, không phù hợp với chương trình đào tạo. Chẳng hạn, nhu cầu đào tạo về lĩnh vực này, nhưng nhà trường, địa phương lại đầu tư trang thiết bị này ở lĩnh vực khác. Hoặc nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí không theo kịp với công nghệ… gây lãng phí tiền bạc", đại biểu Tạ Văn Hạ nêu thực trạng.

GD nghề nghiệp: Đầu tư nhiều, hiệu quả được bao nhiêu? - Ảnh minh hoạ 2
Học sinh THCS tham quan Trường Cao đẳng Nghề Long An. Ảnh: IT

Quy hoạch lại

Từ thực tế nêu trên, đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ đề xuất: Cần quy hoạch lại mạng lưới trường nghề theo hướng tinh gọn, để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, tránh lãng phí ngân sách Nhà nước. Những trường nào yếu kém có thể tính đến phương án giải thể hoặc sáp nhập và để thị trường lao động điều tiết. Riêng với các trung tâm GDNN của địa phương, nên phát triển theo hướng tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn. "Thay vì tổ chức hội nghị, hội thảo tập trung đông người ở các hội trường lớn, nên tổ chức theo phương thức "hội nghị đầu bờ", gắn với nhu cầu thực tiễn. Qua đó, mới thu hút được người học và đáp ứng mục tiêu an sinh xã hội", ông trao đổi.

TS Hoàng Ngọc Vinh đề xuất: Hiện, có sự chồng chéo giữa các ngành nghề đào tạo tại các trường trực thuộc Bộ, ngành và trường trực thuộc địa phương. Điều đó dẫn đến sự lãng phí đầu tư do cùng chia sẻ thị phần đào tạo, khó tuyển sinh cũng như cơ sở thực tập tại doanh nghiệp.

Vì thế, nên quy hoạch lại theo hướng tinh gọn, mỗi địa phương có 1 - 2 trường giao cho địa phương quản lý để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. "Tất nhiên, sau khi quy hoạch cần có chương trình tăng cường năng lực lãnh đạo quản lý cho đội ngũ lãnh đạo trường. Đồng thời, có chiến lược tuyển sinh để thu hút người học. Trong quá trình đào tạo, cần kết hợp với doanh nghiệp để cùng khai thác nguồn lực máy móc của doanh nghiệp, tiết kiệm tiền đầu tư thiết bị máy móc hiện đại và tăng cường kỹ năng nghề cho cả học sinh và giáo viên" - TS Hoàng Ngọc Vinh trao đổi.

Bên cạnh việc quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDNN; đồng thời đào tạo, bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, thầy, cô giáo nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế.

Theo đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ, quy hoạch là việc phải làm ngay. Hiện nay, Chính phủ, Bộ LĐ,TB&XH có phương án giải quyết bài toán này, nhằm bảo đảm cơ cấu ngành nghề phù hợp. Trên tinh thần, đào tạo gắn với nhu cầu của thị trường lao động.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập897
  • Hôm nay32,361
  • Tháng hiện tại310,491
  • Tổng lượt truy cập51,666,450
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944