Lối mở cho học sinh sau THCS và THPT

Thứ hai - 06/07/2020 06:14 283 0
GD&TĐ - Để tận dụng ưu thế về chủ trương, cơ chế lẫn chính sách đầu tư, cơ sở GD nghề nghiệp cần thay đổi để tạo sức hấp dẫn riêng.
Lối mở cho học sinh sau THCS và THPT

Chủ động xây dựng thương hiệu từ chương trình đào tạo, mối liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo và tìm đầu ra cho người học của mỗi trường là yếu tố quan trọng để thí sinh tìm đến.

Mô hình thành công

Từ thực tế sinh viên ra trường khó tìm được việc làm, nhiều trường nghề đã chủ động thu hút người học bằng việc thực hiện cam kết bảo đảm có việc sau tốt nghiệp.

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội Đồng Văn Ngọc cho biết: Những ngành kỹ thuật trường đang đào tạo rất nhiều cơ hội việc làm. Như ngành Cơ khí, chúng tôi cam kết giới thiệu việc làm cho sinh viên với mức lương tối thiểu 7 triệu đồng/tháng sau khi ra trường.

Ông Trịnh Cao Khải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cũng chia sẻ: Đến học kỳ thứ 2, sinh viên của trường đã đi làm bán thời gian tại các doanh nghiệp lữ hành du lịch. Khi ra trường hầu hết sinh viên nếu không quá kén chọn đều có việc làm. Từ thực tế này, nhà trường cũng đẩy mạnh hoạt động hướng đến xã hội, kết hợp với doanh nghiệp đào tạo theo đơn đặt hàng để đáp ứng nhu cầu. Để phục vụ nhu cầu nhân lực, trường đang đổi mới chương trình theo hướng tăng tính thực hành, ngoại ngữ, tin học.

Chàng thanh niên Nguyễn Văn Quý (Phú Bình, Thái Nguyên) là minh chứng cho việc theo học nghề vẫn thành công hơn cả mong đợi. Tốt nghiệp THPT, Quý không có điều kiện học đại học nên đã theo khóa học kỹ thuật ô tô ngắn ngày tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên. Tốt nghiệp được nhận vào làm việc tại Toyota Vĩnh Phúc, sau 2 năm tích lũy kinh nghiệm, Quý mạnh dạn mở cửa hàng bán xe máy cho công ty. Đến nay, Quý là chủ doanh nghiệp Logistics với gần trăm lao động chuyên cung ứng, vận chuyển máy móc, thiết bị và phụ tùng ô tô, xe máy. Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, Quý cho biết: Nghề nào cũng được, quan trọng là biết tận dụng thời cơ, chăm chỉ và có ý chí phát triển nghề sau này.

Lối mở cho học sinh sau THCS và THPT - Ảnh minh hoạ 2
Hướng dẫn viên du lịch đang là nghề hấp dẫn các bạn trẻ tại Quan Lạn. Ảnh: TG

Chung đích đến

Chủ trương phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT được triển khai nhiều năm nay, nỗ lực của các trường đã đem đến kết quả nhất định. Như mô hình đào tạo 9+, sau 4 năm học, học sinh được nhận 2 văn bằng là bằng tốt nghiệp THPT và bằng tốt nghiệp CĐ chính quy hoặc số ít trường tạo sự hấp dẫn ngành nghề đã thu hút học sinh tốt nghiệp THPT theo học.

Trường Cao đẳng Công thương Hà Nội, năm 2020 thực hiện tuyển sinh và phối hợp đào tạo hệ hai văn bằng (mô hình 9+) cho học sinh tốt nghiệp THCS. Theo đó, học sinh được học song song "chương trình giáo dục THPT và giáo dục nghề nghiệp". Sau 4 năm học, học sinh được nhận 2 bằng (tốt nghiệp THPT và tốt nghiệp CĐ chính quy).

Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội lại hướng đến các ngành nghề cho HS tốt nghiệp THPT. Bà Phạm Minh Tơ, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Quan điểm của chúng tôi là đào tạo những ngành nghề xã hội đang cần nhân lực. Nhiều năm qua, trường khẳng định thương hiệu môi trường giáo dục năng động, sáng tạo, lấy sinh viên là trung tâm cho các hoạt động, để đem lại những giá trị tri thức cho người học.

Cũng theo bà Phạm Minh Tơ, để trả lời câu hỏi học ngành gì để chống thất nghiệp; Học thời gian bao lâu để sở hữu tấm bằng cử nhân đi làm ngay của phụ huynh và học sinh, nhà trường chủ động liên kết với các đối tác cung ứng nhân sự là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế như: Samsung, LG (Hàn Quốc), Career Bank, Marine (Nhật Bản), BIW (CHLB Đức), BLD vina… cam kết bảo đảm việc làm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp.

Không phải cứ tốt nghiệp là chọn đại học, khi được hỏi lựa chọn nghề nghiệp sau này, em Đỗ Thanh Lâm, học sinh lớp 11A Trường THPT Quan Lạn (Vân Đồn, Quảng Ninh) cho biết: Học đại học hay cao đẳng cũng đều hướng đến việc tìm nghề cho bản thân. Đảo Quan Lạn đang phát triển du lịch nên em không hướng đến trường đại học mà sẽ học cao đẳng nghề hoặc một khoá nghề ngắn hạn về hướng dẫn viên du lịch để đi làm. Nhiều bạn cùng lớp chọn lựa như em bởi việc làm liên quan đến du lịch đang rất cần người và lương cao, thời gian học ngắn, lại được làm việc gần nhà.

Quan điểm nhà trường đào tạo những ngành nghề xã hội đang cần, còn người học không nặng việc học ở đâu, quan trọng là nghề nào ra trường có cơ hội việc làm và thu nhập tốt đã cùng hướng đi. Các trường nghề cần hiểu thấu đáo suy nghĩ của người học. Hướng đào tạo với thực tế, tạo cơ hội việc làm tốt thì không cần chính sách hỗ trợ, chắc chắn người học vẫn theo. Người học sẽ tự tìm đến nhà trường thay vì chật vật lo tuyển sinh như hiện nay.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập758
  • Hôm nay36,617
  • Tháng hiện tại314,747
  • Tổng lượt truy cập51,670,706
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944