Giáo dục kỹ năng công dân số cấp Tiểu học cần linh hoạt, sáng tạo

Thứ năm - 28/12/2023 09:15 251 0
Xu hướng tất yếu của thế giới Báo cáo tại hội nghị, TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh, giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh Tiểu học đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Đây là xu hướng giáo dục tập trung vào việc giáo dục cho học sinh tư...
Giáo dục kỹ năng công dân số cấp Tiểu học cần linh hoạt, sáng tạo

Xu hướng tất yếu của thế giới

Báo cáo tại hội nghị, TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh, giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh Tiểu học đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Đây là xu hướng giáo dục tập trung vào việc giáo dục cho học sinh tư duy giải quyết vấn đề và sinh sống, hoạt động một cách an toàn, chính trực và hiệu quả trong thế giới số.

Giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh Tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt. Đây là độ tuổi mà các em đang bắt đầu khám phá, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

Việc giúp các em có các kỹ năng cơ bản về sử dụng công nghệ và truyền thông một cách an toàn, đúng cách sẽ góp phần tránh được các rủi ro và nguy hiểm trực tuyến. Đồng thời, giúp các em phát triển một tư duy đa chiều và phát triển các kỹ năng sáng tạo cần thiết trong kỷ nguyên số.

TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học thông tin tại hội nghị.

TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học thông tin tại hội nghị.

TS Thái Văn Tài chia sẻ, ở nước ta, hoạt động giáo dục kỹ năng công dân số những năm trước đây chủ yếu được thực hiện trong nhà trường ở phân môn Tin học. Theo Chương trình GDPT 2018 hiện nay, môn Tin học trở thành bắt buộc ở cấp Tiểu học từ lớp 3 với thời lượng 1 tiết/tuần trong 35 tuần học.

Các nội dung kỹ năng công dân số cũng được thể hiện phong phú, đa dạng hơn với các mạch kiến thức chủ đạo là Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin và truyền thông, Học vấn số hóa phổ thông.

Những năm gần đây, thấy được sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh, các hoạt động giáo dục kỹ năng công dân số bổ trợ ngoài chương trình môn Tin học đã được các nhà trường triển khai ngày càng sôi nổi dưới nhiều hình thức đa dạng.

Năm học 2023 - 2024, Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm giai đoạn một trên 10 tỉnh/thành phố. Theo lộ trình dự kiến, năm học 2024 - 2025, Bộ GD&ĐT tiếp tục triển khai thí điểm với 10 tỉnh tiếp theo. Năm học 2025-2026 sẽ triển khai diện rộng trên toàn quốc.

Cần sự chung tay của địa phương

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nêu một số nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nêu một số nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới.

Sau khi nghe các đại biểu trao đổi, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng ghi nhận và đánh giá cao sự chuẩn bị từ sớm, từ xa, kỹ lưỡng của các đơn vị triển khai thực hiện chuẩn bị cho công tác thí điểm. Trong đó có các chuyên gia, nhà khoa học, các thầy cô giáo uy tín xây dựng, phản biện chương trình với sự chủ động, sẵn sàng và quyết liệt.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, đây là công việc mới và là vấn đề có nhiều khó khăn, phức tạp nên khâu chuẩn bị rất quan trọng, cấp thiết. Đặc biệt, đối với tinh thần của các địa phương được lựa chọn làm thí điểm, cần phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong quá trình triển khai.

Bởi thí điểm không chỉ là được thực hiện ở một trường, một phòng GD&ĐT, một địa phương - mà còn là điều kiện, nền tảng để Bộ GD&ĐT làm mẫu sau đó có thể nhân rộng đến các địa phương khác và có những quyết định về lộ trình mới tiếp theo.

Nhấn mạnh tính tích cực, chủ động trong công tác thực hiện, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, trong quá trình triển khai chương trình các địa phương cần linh hoạt, sáng tạo, không cứng nhắc, triển khai phù hợp với điều kiện địa phương và mục tiêu chung của Chương trình GDPT 2018 đã đề ra.

Bên cạnh đó, đội ngũ cần phải được tập huấn kỹ càng, nhất là những giáo viên trực tiếp giảng dạy cần có nhận thức đúng đắn, rõ ràng đối với việc giáo dục kỹ năng công dân số, đây là việc quyết định thành công hay không của chương trình thí điểm lần này.

Song song với việc triển khai, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị các sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT cần có các chỉ đạo về giám sát, kiểm tra nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, đồng hành với các giáo viên trong quá trình thực hiện.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cũng lưu ý các Sở GD&ĐT tham mưu UBND cùng cấp có phương án bố trí nguồn kinh phí, trang bị cơ sở vật chất để bảo đảm thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương.

Tăng cường công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận, huy động nguồn lực của cộng đồng triển khai thực hiện hiệu quả giáo dục kỹ năng công dân số trong thực hiện Chương trình GDPT 2018 tại các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý. Kết thúc sau một năm triển khai, các địa phương cần có báo cáo, đánh giá, rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho triển khai nhân rộng.

Tác giả bài viết: Đình Tuệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập608
  • Hôm nay61,638
  • Tháng hiện tại339,768
  • Tổng lượt truy cập51,695,727
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944