Luật hóa lương giáo viên: Tháo gỡ nhiều “điểm nghẽn” trong GD

Thứ ba - 11/09/2018 02:36 447 0
GD&TĐ - Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) có nêu: Nhà giáo được ưu tiên sắp xếp thang, bậc lương và phụ cấp phù hợp với lao động của nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, các chuyên gia đề xuất, lương của nhà giáo phải được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và cần được luật hóa vấn đề này.
Luật hóa lương giáo viên: Tháo gỡ nhiều “điểm nghẽn” trong GD

Tôn vinh nhà giáo bằng chính sách tiền lương

Theo thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), thực tế hiện nay, lương hành chính sự nghiệp công lập của nước ta rất thấp, người lao động không sống được bằng lương. Đội ngũ giáo viên cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Việc giáo viên được phụ cấp ưu đãi trong bối cảnh hiện nay không cải thiện được nhiều cuộc sống của họ.

Thầy Khang đề xuất, lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng. “Đó là Nghị quyết của Đảng và nếu luật hóa được điều này sẽ có ý nghĩa tôn vinh nhà giáo rất lớn” - thầy Nguyễn Xuân Khang nhấn mạnh.

Cũng theo thầy Nguyễn Xuân Khang, chính sách không vẽ ra được tiền. Chỉ có năng suất lao động mới tạo ra của cải vật chất và tiền bạc. Cũng như các ngành khác, ngành Giáo dục cần cơ cấu lại hệ thống các trường công lập; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, quản lý, đội ngũ giáo viên; giảm biên chế thừa; bố trí lại việc làm thậm chí là cho nghỉ việc những người có năng lực yếu kém. Làm được việc này, năng suất lao động sẽ tăng; cùng với đó lương nhà giáo sẽ tăng, cuộc sống nhà giáo sẽ ổn định bền vững và không cần chính sách ưu đãi khiên cưỡng nào khác.

Là giáo viên và là đại biểu Quốc hội, đại biểu Đinh Thị Bình - giáo viên Trường Trung học phổ thông Minh Đài (Tân Sơn, Phú Thọ) nêu quan điểm: Đội ngũ nhà giáo luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Lương của giáo viên cũng đã được thể hiện trong Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng. Vì vậy, việc xếp lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp là phù hợp và nhất quán với quan điểm của Đảng, Nhà nước.

Liên quan đến nội dung này, đại biểu Quốc hội, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh đề nghị cần có chính sách cải cách tiền lương đảm bảo tương xứng với công sức và sự cống hiến của các thầy, cô giáo. Chính sách tiền lương chính là động lực để đội ngũ các thầy, cô giáo yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh viện dẫn, rất nhiều nghị quyết của Đảng khẳng định lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Điển hình như: Nghị quyết Trung ương II khóa VIII. Đặc biệt Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT cũng đề cập rõ nét về vấn đề này. Vì thế, nếu luật hóa được vấn đề lương giáo viên thì sẽ tháo gỡ được nhiều “điểm nghẽn” trong GD-ĐT.

Đề xuất giáo viên được ưu tiên mua nhà ở xã hội

Khẳng định, việc tăng lương giáo viên là cần thiết, GS.VS Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, nếu thực hiện được chính sách lương nhà giáo theo tinh thần Nghị quyết 29 sẽ là một bước tiến lớn của ngành Giáo dục.

Quan tâm, chăm lo đến đội ngũ nhà giáo bằng chính sách tiền lương chính là việc làm thiết thực, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và có tính bền vững nhất.

  
Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Bình

Theo GS.VS Đào Trọng Thi, vấn đề lương của giáo viên đã được đề cập cách đây trên 20 năm. Lần đầu tiên vấn đề này được nhắc đến trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII năm 1996. Từ đó đến nay, Đảng, Nhà nước luôn thống nhất cần xếp lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp. Đặc biệt, gần đây nhất, vấn đề lương của giáo viên đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới, căn bản, toàn diện GD-ĐT. “Do đó theo tôi đây chính là thời điểm để thể chế hóa trong Luật Giáo dục nhằm đảm bảo sự ổn định cũng như tính pháp lý để cả nước quyết tâm thực hiện” - GS.VS Đào Trọng Thi đề xuất.

Tại hội nghị góp ý Luật Giáo dục (sửa đổi) do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức mới đây, PGS Trần Thị Tâm Đan - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tán thành với việc lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

Cũng tại hội nghị này, Hội Cựu giáo chức Việt Nam cũng đã gửi văn bản đóng góp ý kiến. Theo đó, Hội Cựu giáo chức Việt Nam thống nhất chính sách lương nhà giáo thể hiện quan điểm của Đảng, Nghị quyết 29-NQ/TW đưa vào Luật Giáo dục sửa đổi thể hiện chính sách ưu đãi, tuyển chọn người giỏi vào đội ngũ nhà giáo. Quan điểm của Hội Cựu giáo chức là, nếu có tiền lương thích đáng thì có thể thu hút người giỏi vào ngành Sư phạm mà không cần đến tín dụng sư phạm.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập337
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm336
  • Hôm nay14,803
  • Tháng hiện tại292,933
  • Tổng lượt truy cập51,648,892
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944