Năm học mới vẫn lo thiếu cơ sở vật chất nâng cao chất lượng dạy học

Thứ ba - 27/08/2019 21:25 375 0

Năm học mới vẫn lo thiếu cơ sở vật chất nâng cao chất lượng dạy học

Năm học 2019-2020 đang cận kề, nhưng tại nhiều địa phương vẫn còn tình trạng thiếu cơ sở vật chất, số phòng học tạm còn nhiều.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có trên 43 nghìn cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến đại học. Để chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới, thời gian qua, các địa phương đã thực hiện xây dựng, sửa chữa các phòng học bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như các chương trình, đề án hỗ trợ cơ sở vật chất, huy động xã hội hóa, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ... Lồng ghép các nguồn vốn, các địa phương đã đầu tư xây dựng bổ sung hơn 14.000 phòng học.

Một số địa phương thực hiện đạt kết quả tốt như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Long An... Tuy nhiên, tại một số địa phương, cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển về quy mô học sinh và yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục.

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong năm học 2018-2019, thành phố đã đưa vào sử dụng 977 phòng học mới, với tổng kinh phí trên 2.700 tỷ đồng nhưng việc đảm bảo 100% học sinh trên địa bàn thành phố có chỗ học luôn là áp lực với chính quyền địa phương nhiều năm qua.

"Chuẩn bị cho năm học 2019-2020, thành phố tiếp tục hoàn thành và dự kiến đưa vào hoạt động mới 1.364 phòng học mới. Đặc thù của thành phố một năm dân số tăng thêm khoảng 200.000 dân thành ra phòng học mới phải thường xuyên xây, 1 năm trên dưới 1.000 phòng học cũng là áp lực lớn với thành phố", ông Liêm cho hay.

Trong khi trường, lớp học ở một số địa phương chưa đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh thì tỷ lệ phòng học kiên cố còn thấp, số phòng học tạm còn nhiều. Hiện số phòng học ở các cơ sở giáo dục công lập là hơn 584.000 phòng nhưng trong số này chỉ có gần 75% là phòng học kiên cố, vẫn còn hơn 19% phòng học bán kiên cố và hơn 5% phòng học nhờ, phòng học tạm, phòng đi thuê. Bậc mầm non có tỷ lệ phòng học kiên cố thấp nhất mới đạt trên 62%.

Nguyên nhân do số lượng trường lớn, trải rộng khắp cả nước so với nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất của ngành giáo dục – đào tạo còn khó khăn. Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp còn hạn hẹp, đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa cao.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nêu thực tế: "An Giang khi triển khai đề án kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ khác với một số vùng miền khác. Vùng đất này là vùng đất thổ nhưỡng rất là mềm do vậy nêu trước đây 1 phòng học Bộ quy định là 250 triệu, nhưng 250 triệu này thì đối với Đồng bằng Sông Cửu Long rõ ràng là khi làm nền móng thì hết một nửa rồi. Do vậy khi kết thúc giai đoạn kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ nên chỉ thực hiện được 50% trường lớp dự kiến".

Để khắc phục tình trạng thiếu trường, lớp học, ngành giáo dục một số địa phương đã phải thực hiện tăng sỹ số học sinh trên lớp hoặc tổ chức nghỉ học luân phiên để đảm bảo 100% học sinh trên địa bàn có chỗ học.

Với 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng dân số cơ học nhanh thì việc đảm bảo 100% học sinh có nơi học và thực hiện giảm sỹ số học sinh trên lớp để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục luôn là bài toán khó.

Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, chuẩn bị cho năm học mới Hà Nội đã xây dựng 70 trường học mới và sửa chữa 387 trường với kinh phí trên 5.000 tỉ đồng. Do dân số cơ học tăng nhanh, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp tiếp tục xây mới đã gây tình trạng thiếu trường, lớp học đặc biệt là ở các quận như Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông.

"Hiện nay số học sinh trái tuyến đã giảm rất nhiều và số trường số học sinh mà có sỹ số cao thì cũng không còn nhiều như những năm trước. Tuy nhiên, cũng phải thông cảm với điều kiện của Hà Nội với tốc độ học sinh tăng rất là nhanh, hàng năm tăng từ 50-70 nghìn học sinh trong thì việc đáp ứng trường và lớp học thì cũng không thể đáp ứng kịp ở một số khu vực. Toàn thành phố, số liệu mà đầu tư cơ sở vật chất thì rất là lớn, tuy nhiên để đáp ứng ở một số khu vực ngay lập tức thì cũng không thể đáp ứng được, dẫn đến vẫn có khu vực quá tải và sỹ số học sinh cao", ông Quang cho hay.

Cùng với khó khăn về trường, lớp học thì trang thiết bị phục vụ dạy và học ở nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu và lạc hậu. Số nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn theo quy định còn cao, công trình nước sạch tại một số điểm trường còn thiếu... Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định, nếu các địa phương không khắc phục được những khó khăn về cơ sở vật chất trường, lớp học thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Tác giả bài viết: Theo VOV.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập484
  • Hôm nay19,084
  • Tháng hiện tại297,214
  • Tổng lượt truy cập51,653,173
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944