Hấp dẫn hóa dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc

Thứ ba - 27/08/2019 08:33 398 0

Hấp dẫn hóa dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc

GD&TĐ - Bất đồng ngôn ngữ tạo ra không ít khó khăn trong quá trình truyền thụ và tiếp thu kiến thức giữa thầy và trò. Để bảo đảm trẻ có kỹ năng cơ bản trong sử dụng tiếng Việt, tạo tiền đề cho học tập, lĩnh hội tri thức, ngành GD-ĐT tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều biện pháp để tạo môi trường giao tiếp cho trẻ.

Hệ thống chính trị vào cuộc

Để tạo môi trường giao tiếp cho trẻ, ngành GD-ĐT Điện Biên đã triển khai Đề án Tăng cường tiếng Việt (TCTV) cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên Nguyễn Văn Kiên cho biết: “Trong quá trình triển khai đề án, Sở chú trọng công tác tuyên truyền, huy động các lực lượng trong xã hội tham gia TCTV cho trẻ mầm non: Thành lập chuyên mục tuyên truyền về việc triển khai thực hiện Đề án trên website của ngành; Tổ chức hoạt động tuyên truyền tại các trường mầm non, tiểu học đa dạng, phong phú. Các trường đều bố trí góc tuyên truyền, bảng tin, pa nô, áp phích, bản tin phát thanh; hội thi, giao lưu, viết báo, bài viết tuyên truyền trên website của các phòng GD&ĐT hay thông qua các cuộc họp thôn, phố, bản”.

Thống kê sơ bộ, đến nay có trên 75 nghìn lượt phụ huynh, người chăm sóc trẻ được truyền thông về Đề án của cấp học mầm non. Ngoài ra, giáo viên ở các xã, bản còn tập trung tuyên truyền đến cha mẹ, người chăm sóc trẻ giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt khi ở nhà.

Bên cạnh đó, ngành GD-ĐT cũng huy động phụ huynh và các tổ chức chính trị, xã hội chung tay như: Đoàn Thanh niên, phụ nữ tham gia làm đồ dùng, đồ chơi, bổ sung học liệu cho trẻ học tiếng Việt tại các trường mầm non.

Hấp dẫn hóa dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa/ Internet

Để trẻ học mọi lúc, mọi nơi

Sau hơn 2 năm triển khai, các trường mầm non huy động được trên 45 nghìn ngày công lao động từ nhân dân và các lực lượng khác trên địa bàn tham gia tu sửa, nâng cấp môi trường giáo dục ở các điểm trường mầm non. Toàn ngành cũng đã huy động được nhiều tổ chức, cá nhân thiện nguyện hỗ trợ gần 500 triệu tiền mặt, làm mới 69 phòng học, 8 bếp, 16 nhà vệ sinh, 11 phòng công vụ và nhiều đồ dùng cá nhân cho trẻ (quần áo, mũ, giày, dép).

Điện Biên có 174 trường đang hoạt động giáo dục với hơn 2.300 nhóm, lớp với 59 nghìn trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đi học đạt 36%, trẻ mẫu giáo đạt khoảng 99%, riêng trẻ 5 tuổi đạt trên 99%. Hiện tại, 100% trường mầm non của tỉnh Điện Biên có trẻ là người dân tộc thiểu số, các em được thực hành tiếng Việt tại trường học, trong cộng đồng.

Riêng Quỹ “Trò nghèo vùng cao” đã hỗ trợ ăn trưa cho trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo không có chế độ hỗ trợ của Nhà nước tại huyện Tuần Giáo và huyện Điện Biên với mức hỗ trợ 6.000 đồng/ngày/trẻ cho tổng số khoảng 4.500 trẻ từ năm 2016 – 2018.

Bên cạnh đó, nhiều điểm trường mầm non huy động phụ huynh thay phiên nhau nấu ăn trưa cho trẻ, trồng rau cung cấp thêm cho bữa ăn của trẻ ở trường; phụ huynh tham gia các hội thi, giao lưu tiếng Việt… hướng dẫn trẻ làm đồ chơi, làm bánh và tham gia giám sát các hoạt động của các trường, đặc biệt là các điểm trường xa trung tâm.

Các góc Thư viện thân thiện ngoài trời ở trường mầm non mở ra cơ hội cho trẻ và cha, mẹ tiếp xúc với sách, truyện. Hình ảnh cô giáo, cha, mẹ đọc thơ, truyện cho trẻ nghe trong các hoạt động hàng ngày ở trường, trong giờ đón và trả trẻ trở nên quen thuộc. Trẻ dân tộc thiểu số vì thế cũng đến trường đông hơn, được thực hành giao tiếp bằng tiếng Việt ở trường và ở gia đình, tạo sự gắn kết giữa trẻ với cô, cô với phụ huynh.

Có được kết quả trên, theo ông Nguyễn Văn Kiên, toàn tỉnh mua bổ sung trên 1.000 bộ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi (trong lớp và ngoài trời) với tổng kinh phí trên 62 tỷ đồng. Ở các trường, giáo viên đã tự làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ với tổng số gần 11 nghìn bộ; gần 560 nhóm, lớp được hỗ trợ làm đồ dùng, đồ chơi.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tủa Chùa, đối với các điểm trường, đặc biệt là điểm trường lẻ vùng khó khăn ở xã Tả Sìn Thàng, Tả Phìn, Trung Thu... đã tận dụng được các vật dụng dễ kiếm, rẻ tiền tại địa phương như: Chai, lọ, vỏ lon bia, hay tre, gỗ... làm đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ học tiếng Việt nói riêng và thực hiện chương trình giáo dục nói chung.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập511
  • Hôm nay16,380
  • Tháng hiện tại294,510
  • Tổng lượt truy cập51,650,469
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944