Ngày đầu học sinh tiểu học TP Hồ Chí Minh học trực tuyến: Lo rớt mạng

Thứ hai - 20/09/2021 07:20 372 0
GD&TĐ - Buổi học trực tuyến đầu tiên nhiều trường tiểu học ở TPHCM phản ánh hệ thống mạng nhiều lúc gặp sự cố. Đa số, các tình huống đều được giáo viên và phụ huynh khắc phục, để giờ học được diễn ra thuận lợi.
Ngày đầu học sinh tiểu học TP Hồ Chí Minh học trực tuyến: Lo rớt mạng

Học sinh nháo nhào khi không thấy cô trên màn hình

"Theo phản ánh  của các lớp 1, trong tiết học thể dục buổi chiều nay  đường truyền rất yếu. Buổi sáng  cũng vậy, đang trong tiết học, học sinh không thấy cô đâu, đo cô bị văng ra khỏi màn hình. Học sinh nháo nhào tìm cô, cô ơi cô đâu rồi?

Cũng có lúc học sinh cũng bị văng ra khỏi màn hình. Giáo viên phải động viên phụ huynh thông cảm, khi thấy màn hình bị mất một chút cô có thể vào lại, các em cũng vậy. Khi đó giáo viên sẽ cập nhật lại", cô Loan cho biết.

Sau một tuần làm quen, học sinh tiểu học TPHCM, nhất là lớp 1 bước vào  thực học đã tương tác được với giáo viên, được cô hướng dẫn và làm quen cũng như tham gia các trò chơi trên lớp học. Nhiều em đã biết chào cô và nói chuyện cùng bạn.

Buổi học đầu tiên ở Trường TH Bông Sao, Quận 8 TP.HCM, học sinh  có mặt khá đầy đủ, tâm lý các em rất hào hứng. Đa số đều có phụ huynh ngồi kế bên để cùng hỗ trợ việc học, như tắt mở micro hay video...

Chia sẻ về những khó khăn trong ngày đầu tiên học sinh tiểu học  học online, cô Nguyễn Thị Thế Loan –giáo viên chủ nhiệm lớp 1/1, Trường TH Bông Sao, Quận 8  cho biết lớp học của cô có 50 học sinh. Ở quận 8, nhiều gia đình khó khăn nên có gia đình, có khi cả anh, chị, em cùng học một giờ. Vì thế có  tình trạng các bé vô lớp một chút rồi  ra do không đủ thiết bị học trực tuyến. 

Ngày đầu học sinh tiểu học TP Hồ Chí Minh học trực tuyến: Lo rớt mạng - Ảnh minh hoạ 2
Phụ huynh cùng con học trực tuyến tại lớp học Trường TH Bông Sao- Quận 8- TP.HCM (Ảnh: NTCC)

Theo cô Loan mỗi phụ huynh đều có khó khăn về thiết bị học tập nhưng  đều cố gắng khắc phục để tạo điều kiện cho con em có được phương tiện học tập như điện thoại, máy tính bảng, hay có thể mượn tạm của người thân trong gia đình để cho các bé học rồi trả lại... Nhà trường cũng đã vận động các nhà hảo tâm để hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn  có đủ thiết bị học tập.

Phụ huynh sợ các con không tiếp cận được với cô, không tiếp cận được với bạn, không tiếp thu được bài... nên ai cũng cố gắng để hỗ trợ giáo viên. 

"Ngày đầu tiên học sinh lớp 1 được học 3 tiết. Tiết đầu tiên các con được học với cô chủ nhiệm, sau 25 phút các con được cô cho nghỉ ngơi thư giãn, nghe nhạc... Sau đó các bé bước vào học tiếng Anh. Buổi chiều các bé được học tiết thể dục.

Chúng tôi  sẽ cố gắng hết sức cùng với phụ huynh để theo sát, tập cho các em quen với lớp học. Muốn có bài giảng hay thì thầy cô phải làm các video bài giảng hay các hình ảnh thì các con mới thích thú, chứ giáo viên cứ giảng không thì các con sẽ không tập trung nhiều, các cô sẽ rất mệt”, cô Loan chia sẻ thêm.

Giáo viên  áp lực khi có "cả trăm" con mắt theo dõi

Cô Trần Thảo Nguyên, Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Đức Cảnh, cho biết năm học 2021-2022  trường có 998 học sinh, trong đó có 172 học sinh lớp 1, với 6 lớp mỗi lớp có khoảng 29 học sinh/lớp.

Sau 2 tuần chuẩn bị, đường truyền kết nối giữa học sinh và giáo viên của nhà trường đều  ổn định. Các em đã được làm quen với việc học online và tương tác với giáo viên rất thuận lợi.

Cô Thảo Nguyên cho biết, hiện tại trong quá trình học các khối lớp 4, 5 thì học trên Google Meet khá ổn định. Còn có lớp học qua Zoom thì có những lớp bị sự cố 40 phút mất tín hiệu. Các giáo viên cũng kịp thời khắc phục và tự cập nhật nâng cấp.

Khối lớp 4,5 thì phải học nhiều thời gian, còn khối lớp 1,2,3 thì giáo viên chỉ  tương tác với các em khoảng 25 đến 30 phút. Chủ yếu là giáo viên cho các em coi video để làm bài. Sau đó các em sẽ chụp lại hình bài làm và gửi lại cho giáo viên.

"Học sinh lớp 1 đều có phụ huynh cùng ngồi kế bên. Như vậy lớp học không chỉ có 29 học sinh và còn có cả 29 phụ huynh ở bên cạnh. Giáo viên dạy online  khá áp lực", cô Thảo Nguyên cho biết.

Ở Trường TH Nguyễn Đức Cảnh, mỗi tuần giáo viên phải gửi đường link và gửi báo bài cho phụ huynh và nhắn học sinh xem và đọc trong SGK, rồi tập viết chữ, viết số để cho các em làm bài ở nhà.

Phụ huynh theo đó cũng tiện hướng dẫn cho các con học và theo dõi các video theo yêu cầu của giáo viên. Học sinh sẽ viết bài vào vở, khi xong thì phụ huynh chụp bài làm và gửi lại cho giáo viên. Khi các em đọc bài thì phụ huynh quay lại video, gửi cho giáo viên. Sự hỗ trợ của phụ huynh sẽ giúp các giáo viên có kế hoạch đánh giá việc tiếp thu bài của từng em.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập757
  • Hôm nay34,076
  • Tháng hiện tại312,206
  • Tổng lượt truy cập51,668,165
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944