Nhanh chóng tiếp cận chương trình Giáo dục phổ thông mới

Thứ hai - 14/05/2018 21:18 792 0
GD&TĐ - Thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, năm học 2017-2018, ngành GD&ĐT Phú Thọ tiếp tục đẩy tmạnh các phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt"; trong đó, đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng việc dạy học gắn với phát triển năng lực HS bước đầu đạt được những kết quả tích cực, tạo đà quan trọng để ngành GD đất Tổ tiếp cận với chương trình GD phổ thông mới.
Nhanh chóng tiếp cận chương trình Giáo dục phổ thông mới

Học sinh chủ động sáng tạo trong các hoạt động giáo dục

Có mặt tại Ngày hội “Chúng em với làng nghề” của HS Trường tiểu học Tùng Khê, huyện Cẩm Khê, mới thấy rõ sự sáng tạo của HS khi mọi hoạt động của ngày hội đều do các em trực tiếp đảm nhiệm từ ổn định tổ chức giới thiệu đại biểu, chương trình liên hoan văn nghệ, đến giới thiệu các sản phẩm...

Các thầy, cô giáo chỉ là người chứng kiến và tham dự ngày hội cùng các em. Điều đặc biệt, 100% HS nhà trường đều có sản phẩm tham gia ngày hội, tạo không khí vui tươi, sôi nổi cho cả thầy và trò.

Cô Hoàng Thị Kim Dung - Hiệu trưởng Trường tiểu học Tùng Khê cho biết: “Từ năm học 2015-2016, nhà trường bắt đầu thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng: Chuyển mạnh quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn;

Nhanh chóng tiếp cận chương trình Giáo dục phổ thông mới - Ảnh minh hoạ 2
Phú Thọ chú trọng rèn luyện nhiều kỹ năng cho học sinh, trong đó có kỹ năng viết chữ đẹp cũng được tổ chức bài bản thông qua sân chơi quy mô toàn tỉnh 

Nhà trường đã phối hợp với Hội cha mẹ HS xây dựng mô hình trường học với làng nghề đan lát để hướng dẫn, GD các em hiểu biết thêm về làng nghề truyền thống của quê hương. HS được tham gia các hoạt động GD, rèn kỹ năng sống, biết trân trọng các sản phẩm lao động của mình, từ đó hình thành nhân cách sống biết yêu quý lao động”.

Đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS là phương pháp được ngành GD tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện ở tất cả các cấp học. Bên cạnh đó, ngành còn thí điểm áp dụng mô hình trường học VNEN ở các trường có điều kiện triển khai.

Nhân lên những mô hình giáo dục đổi mới

Đến nay đã có 86/304 trường Tiểu học, với 846 lớp, 23.666 HS được học tập mô hình VNEN. Các em được tự quản và lớp học được tổ chức theo các hình thức Làm việc theo cặp, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu.

Ông Nguyễn Tân Sơn - Trưởng phòng Tiểu học của Sở cho biết: Ở các trường triển khai mô hình VNEN, sự tham gia của gia đình, cộng đồng với các hoạt động GD của nhà trường ngày càng gắn kết chặt chẽ để cùng giáo dục học sinh.

Nhanh chóng tiếp cận chương trình Giáo dục phổ thông mới - Ảnh minh hoạ 3
 Ngành giáo dục Phú Thọ chú trọng bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên

HS được tìm hiểu các hoạt động thực tiễn trong gia đình, cộng đồng để làm các bài tập ứng dụng; từ đó giúp các em hiểu hơn về gia đình, cộng đồng nơi các em đang sống để trân quý hơn những bài học, giá trị cuộc sống.

Không chỉ truyền đạt kiến thức, việc chú trọng rèn luyện kỹ năng, phát huy tính chủ động, sáng tạo nhằm phát triển năng lực toàn diện HS đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Theo đánh giá của Sở GD&ĐT Phú Thọ, qua phân tích đánh giá kết quả HS năm học 2016-2017 của các trường áp dụng toàn phần mô hình VNEN với các trường còn lại cho thấy kết quả đánh giá môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh có tỷ lệ hoàn thành tốt cao hơn 4,9%; điểm ba môn trên cũng cao hơn 10,1%.

Không dừng lại ở cấp Tiểu học, ở cấp THCS, THPT, Sở GD&ĐT cũng chỉ đạo chặt chẽ các Phòng GD&ĐT và các nhà trường thực hiện chương trình phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS. Chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học.

Đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ thông qua bồi dưỡng giáo viên

Thầy giáo Tạ Minh Tân - Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Khê cho biết: “Một điều dễ nhận thấy trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS là trước đây, khi kết thúc bài giảng, giáo viên chỉ có một phút giao bài tập về nhà. Nhưng nay, giáo viên phải dành đến 5 phút không chỉ giao bài tập về nhà mà còn phải phân loại HS để giao bài tập, hướng dẫn HS tự học, tự tìm nguồn tài liệu”.

Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, đòi hỏi giáo viên phải có phẩm chất và năng lực chuyên môn cao. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để HS tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.

Xuất phát từ yêu cầu đó, trên cơ sở định hướng của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên toàn ngành với những nội dung phù hợp, thiết thực.

Trong các nội dung xây dựng, Sở GD&ĐT đặc biệt chú trọng bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất HS. Qua đó, giúp đội ngũ giáo viên hiểu rõ về bản chất các phương pháp dạy học, sự cần thiết của việc thực hiện chương trình GD phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực HS.

Trong hướng dẫn nhiệm vụ GD đầu năm, Sở GD&ĐT yêu cầu các nhà trường đưa nội dung đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao năng lực HS trở thành nội dung bắt buộc trong kế hoạch sinh hoạt chuyên môn.

Ông Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ cho biết: “Ngay từ đầu năm học, Sở đã có văn bản hướng dẫn về thực hiện chương trình GD phổ thông theo định hướng phát triển năng lực HS.

Các Trưởng phòng GD&ĐT, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở chịu trách nhiệm về thực hiện kế hoạch GD định hướng phát triển năng lực HS của mỗi trường theo hướng tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của HS... ”.

 Với sự chỉ đạo quyết liệt của Ngành GD&ĐT Phú Thọ, chắc chắn chất lượng dạy và học tiếp tục được duy trì. Nổi bật là kỳ thi HS giỏi Quốc gia năm học 2017-2018, đoàn HS Phú Thọ đạt 68 giải, đứng thứ 3 toàn quốc về tỷ lệ đạt giải. Kết quả, các Cuộc thi, Hội thi mà HS Phú Thọ tham gia đều thuộc nhóm dẫn đầu cả nước. Những kết quả đạt được là sự khẳng định việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS đã góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện trong các cơ sở GD. Đây là một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD, từng bước tiếp cận chương trình GD phổ thông mới.

Tác giả bài viết: Huy Thắng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập300
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm299
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại288,898
  • Tổng lượt truy cập51,644,857
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944