Ổn định học phí, ưu đãi giáo viên: Giúp bảo đảm an sinh xã hội

Thứ tư - 31/07/2024 20:27 67 0
Giảm gánh nặng tài chínhÔng Tạ Thành Vũ - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau cho hay, tỉnh thống nhất mức thu học phí năm học 2024 - 2025 đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập và thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Mức thu cơ bản giữ ổn định như 3 năm trước. Quyết định này nhằm chia sẻ khó khăn,...
Ổn định học phí, ưu đãi giáo viên: Giúp bảo đảm an sinh xã hội

Giảm gánh nặng tài chính

Ông Tạ Thành Vũ - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau cho hay, tỉnh thống nhất mức thu học phí năm học 2024 - 2025 đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập và thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Mức thu cơ bản giữ ổn định như 3 năm trước. Quyết định này nhằm chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, nhất là gia đình có thu nhập thấp.

Theo đó, mức học phí mỗi tháng/trẻ tại TP Cà Mau và thị trấn thuộc các huyện gồm: Nhà trẻ: 67.000 đồng; mẫu giáo 1 buổi/ngày: 67.000 đồng; mẫu giáo 2 buổi/ngày: 89.000 đồng. Cấp THCS 1 buổi/ngày: 67.000 đồng và 2 buổi/ngày là 89.000 đồng; cấp THPT: 77.000 đồng; THCS hệ giáo dục thường xuyên: 67.000 đồng; THPT hệ giáo dục thường xuyên: 77.000 đồng.

Mức học phí tại các xã gồm: Nhà trẻ: 33.000 đồng; mẫu giáo 1 buổi/ngày: 33.000 đồng; mẫu giáo 2 buổi/ngày: 46.000 đồng. THCS 1 buổi/ngày: 33.000 đồng; THCS 2 buổi/ngày: 46.000 đồng; THPT: 46.000 đồng; THCS hệ giáo dục thường xuyên: 33.000 đồng; THPT hệ giáo dục thường xuyên: 46.000 đồng.

Trong trường hợp học trực tuyến do thiên tai, dịch bệnh và lý do bất khả kháng, các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, giáo dục thường xuyên thu bằng 70% mức thu quy định.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đồng ý mức thu học phí năm học 2024 - 2025 và năm học 2025 - 2026 bằng với năm học 2021 - 2022. Theo đó, mức thu học phí học trực tiếp đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên từ 25.000 đến 140.000 đồng, tùy theo khu vực và cấp học. Mức thu này được giữ ổn định đến hết năm học 2025 - 2026, trường hợp xét thấy cần thiết, UBND tỉnh sẽ trình HĐND tỉnh điều chỉnh mức học phí phù hợp nhưng không quá 7,5%/năm.

Giám đốc Sở GD&ĐT Khánh Hòa - ông Võ Hoàn Hải cho biết, mức thu học phí được xây dựng trên nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước, người học phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và khả năng đóng góp thực tế của người dân, cũng như nguồn lực ngân sách địa phương.

bao dam an sinh xa hoi (1).jpg
Một lớp học của Trường THCS Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Phòng GD&ĐT Ba Đình

Ưu đãi giáo viên

Ngoài việc không tăng học phí, nhiều địa phương cũng có chính sách hỗ trợ giáo viên. Tại tỉnh Hải Dương, từ tháng 1/2024 đến hết tháng 12/2025, giáo viên được hỗ trợ thêm 700.000 đồng - 1.000.000 đồng/tháng. Ông Đỗ Duy Hưng - Giám đốc Sở GD&ĐT cho hay, nghị quyết của HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên mầm non được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng.

Giáo viên phổ thông (từ tiểu học đến THPT), Trung tâm GDNN - GDTX nhận hỗ trợ 700.000 đồng/người/tháng. Đây là những nhân sự trong biên chế (viên chức), có thu nhập gồm lương và phụ cấp dưới 7.400.000 đồng/tháng. Giáo viên được hỗ trợ bằng tiền, không dùng để tính mức đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và các phụ cấp khác. Việc hỗ trợ sẽ dừng khi thu nhập của giáo viên đạt mức nói trên.

Tỉnh Hải Dương hiện có hơn 26.800 giáo viên, cán bộ quản lý công lập, trong đó 22.560 người trong biên chế. Theo báo cáo của sở GD&ĐT, hàng nghìn giáo viên có thu nhập thấp hơn mức bình quân đầu người ở khu vực thành thị của tỉnh (5,7 triệu đồng/tháng). Sở GD&ĐT cho rằng, đây là một phần nguyên nhân khiến tỉnh thiếu hơn 1.000 giáo viên. “Với chính sách ưu đãi nêu trên, tỉnh Hải Dương kỳ vọng sẽ thu hút được nguồn tuyển, bảo đảm đủ số lượng và chất lượng giáo viên trên địa bàn”, ông Đỗ Duy Hưng bày tỏ.

Tỉnh Đồng Nai dự kiến hỗ trợ giáo viên từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng/người/tháng. Theo đó, đối tượng áp dụng là giáo viên mầm non ở các cơ sở giáo dục công lập; giáo viên công tác tại trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật loại hình công lập; giáo viên phổ thông công lập ở các bộ môn khó tuyển dụng gồm: Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Giáo dục thể chất ở Tiểu học; Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Giáo dục thể chất ở THCS và Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng ở THPT…

Mức hỗ trợ đối với giáo viên mầm non ở các cơ sở giáo dục công lập, giáo viên công tác tại trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật loại hình công lập là 2.000.000 đồng/người/tháng. Đối với giáo viên phổ thông công lập ở các bộ môn khó tuyển dụng, giáo viên cơ sở giáo dục công lập tại các địa bàn khó tuyển dụng mức hỗ trợ là 1.500.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa là 9 tháng/năm học.

Đồng Nai dự kiến dành 440 tỷ đồng, trong đó 183 tỷ đồng thu hút giáo viên và 257 tỷ đồng giai đoạn 2023 - 2025. Nguồn kinh phí được lấy từ ngân sách tỉnh theo phân cấp ngân sách hiện hành. Theo thống kê, từ năm 2020 đến 2023, Đồng Nai có hơn 1.100 giáo viên nghỉ việc. Nguyên nhân chính được xác định do thu nhập chưa bảo đảm cuộc sống. Hiện, tỉnh này thiếu trên 3.000 giáo viên so với định biên.

Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đề xuất chính sách thu hút với giáo viên Ngoại ngữ, Tin học, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật ở các trường tiểu học công lập. Theo đó, giáo viên được tuyển dụng lần đầu ở các môn này sẽ được hỗ trợ 50.000.000 đồng trong năm đầu. Trong đó, chi phí sinh hoạt, nhà ở là 25.000.000 triệu đồng, còn lại phương tiện đi lại (5.000.000 đồng), hỗ trợ tự học (5.000.000 đồng) và động viên (15.000.000 đồng). Trong hai năm tiếp theo, họ được hỗ trợ 40.000.000 đồng mỗi năm, giảm còn 30.000.000 đồng từ năm thứ ba trở đi.

Để tránh sự so sánh giữa người cũ và mới, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đề xuất, những giáo viên có thâm niên 3 năm trở lên được hưởng hỗ trợ 30.000.000 triệu đồng mỗi năm để toàn tâm, toàn ý với công việc. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên, giáo viên sẽ bị cắt khoản hỗ trợ của năm đó. Với chính sách ưu đãi nêu trên, TP Hồ Chí Minh hy vọng sẽ giải quyết tình trạng thiếu, khó tuyển giáo viên các bộ môn.

Hoan nghênh các địa phương có chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và ổn định mức học phí năm học 2024 - 2025, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT ghi nhận, đây là chính sách nhân văn nhằm thể hiện sự chăm lo cho giáo dục. Chính sách này càng ý nghĩa với những địa phương kinh tế - xã hội còn khó khăn, giúp phụ huynh giảm bớt gánh nặng tài chính yên tâm đưa trẻ đến trường. Qua đó, bảo đảm công bằng trong giáo dục, an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo Báo cáo đánh giá quy định pháp luật liên quan về việc cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình GDPT 2018, lương và phụ cấp ưu đãi nghề của nhà giáo chưa tương xứng với hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về an sinh xã hội, chưa đủ để đảm bảo mức sống cho giáo viên, nhất là những giáo viên trẻ và sống ở khu vực đồng bằng, thành phố.

Tác giả bài viết: Hải Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập687
  • Hôm nay40,914
  • Tháng hiện tại319,044
  • Tổng lượt truy cập51,675,003
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944