Tái đề xuất miễn học phí bậc THCS

Thứ sáu - 06/07/2018 10:57 445 0
GD&TĐ - Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV trong việc tiếp tục đề xuất miễn học phí bậc THCS tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Tái đề xuất miễn học phí bậc THCS

Sáng 6/7 tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (gọi là Ủy ban) đã có buổi làm việc với Ban soạn thảo dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), nhằm thống nhất quan điểm về những vấn đề lớn để sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục hiện hành.

Buổi làm việc do Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình chủ trì; với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.

Cơ hội để đổi mới mạnh mẽ GD&ĐT

Tái đề xuất miễn học phí bậc THCS - Ảnh minh hoạ 2
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ GD&ĐT quyết tâm cao để hoàn thiện dự thảo Luật và trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới 

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đã được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thảo luận tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua. Căn cứ Nghị quyết số 64/2018/QH14 ngày 15.6.2018 của Quốc hội; ý kiến của ĐBQH và thẩm tra của Ủy ban, Ban soạn thảo đã tổng hợp thành 17 vấn đề lớn, trong đó tiếp thu 11 vấn đề, giải trình 5 vấn đề và xin ý kiến 1 vấn đề.

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, ban soạn thảo đã rà soát tổng thể để sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục, đổi tên thành dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Sự thay đổi phạm vi điều chỉnh đòi hỏi thay đổi quan điểm, cách tiếp cận…

Đáng chú ý, ban soạn thảo đã bổ sung vào dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) nội dung: Nâng chuẩn trình độ giáo viên mầm non từ trung cấp lên CĐ; miễn học phí cho HS bậc THCS trường công lập. Hai chính sách này sẽ tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung đánh giá tác động và báo cáo, xin ý kiến Chính phủ.

Sau khi tiếp thu ý kiến của các ĐBQH tại kỳ họp thứ 5 vừa qua và lắng nghe ý kiến dư luận, ban soạn thảo đã quyết định tái đề xuất miễn học phí bậc THCS.

Theo đại diện Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT), cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát trên tinh thần kế thừa cấu trúc cơ bản của Luật Giáo dục hiện hành, tránh sự xáo trộn không cần thiết, trong đó chuyển một số điều khoản ở chương quy định chung xuống chương quy định cụ thể; nâng mục 2 quy định đầu tư cho giáo dục thành một chương riêng.

Dự thảo Luật tập trung sửa đổi một số vấn đề cốt lõi bao gồm: Hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, nhà giáo, loại hình nhà trường và đầu tư cho giáo dục, chính sách tài chính.

Cơ quan chủ trì soạn thảo đã xây dựng Dự thảo Luật theo hướng luật khung, quy định chung các cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Bộ GD&ĐT quyết tâm rất cao để hoàn thiện dự thảo Luật và trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới. Bởi theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT.

Giáo dục phổ thông là cấp học nền tảng

Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban - lưu ý ban soạn thảo phải làm rõ những điểm mới khi chuyển thành dự án Luật Giáo dục (sửa đổi);  để thiết kế được những điều luật vì người học, bám sát tinh thần Nghị quyết 29 và Hiến pháp 2013.

Đó là làm rõ tính mở, liên thông, phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân; xác định sơ đồ liên thông, liên kết trong hệ thống; từ đó xác định các nguyên tắc, chính sách, cơ chế để vận hành hệ thống.

Thống nhất quan điểm về vị trí, vai trò của giáo dục mầm non, từ đó xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với việc phát triển giáo dục mầm non; cần xác định giáo dục phổ thông là cấp học nền tảng; quy định chuẩn đầu ra giáo dục phổ thông... 

Về chính sách cho người học và nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với người học, bảo đảm phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu và tính công bằng trong thụ hưởng; đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo đúng vị thế, rõ quy hoạch…

Về đầu tư tài chính. cần quy định rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước đối với đầu tư cho giáo dục; cụ thể hóa các lĩnh vực đầu tư, hiểu đúng và đủ về xã hội hóa trong giáo dục; từ đó có những quy định phù hợp.

Ngoài ra, để thúc đẩy tự chủ trong trường phổ thông, cần làm rõ các khái niệm (quản lý nhà nước, quản trị nhà trường) để phân cấp phân quyền; quy định về tự chủ trong nhà trường, bảo đảm đồng bộ khi trao quyền tự chủ cho nhà trường.

Tác giả bài viết: PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại289,120
  • Tổng lượt truy cập51,645,079
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944