Tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng chương trình, SGK phổ thông

Thứ bảy - 16/02/2019 05:19 380 0

Tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng chương trình, SGK phổ thông

GD&TĐ - Những quy định của Luật Giáo dục 2005 về chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa thể hiện nhiều hạn chế bất cập: nặng tính lý thuyết, giáo điều, cứng nhắc, hạn chế quyền lựa chọn của giáo viên và người học; không đáp ứng được yêu cầu liên thông, phân luồng, hướng nghiệp; không đúng theo xu hướng quốc tế hiện nay và làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, quy định của Luật Giáo dục hiện hành cũng đã lạc hậu, không phù hợp với chủ trương đổi mới về chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa theo Nghị quyết 29-NQ/TW và những quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 cũng có một số khó khăn, vướng mắc.

Xuất phát từ thực tế đó, hướng chỉnh sửa bổ sung khi sửa Luật Giáo dục là luật hóa đường lối, chủ trương của Nghị quyết 29-NQ/TW về chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa. Pháp điển hóa, kế thừa những nội dung phù hợp của Nghị quyết số 88 và các văn bản hướng dẫn dưới luật thành quy định của Luật Giáo dục (sửa đổi) về chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.

Tổng hợp của Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT), về việc luật hóa các quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, cơ bản có hai loại ý kiến.

Trong đó, đa số ý kiến nhất trí với Điều 30 dự thảo Luật vì đã sửa đổi, bổ sung theo hướng luật hóa đường lối, chủ trương của Nghị quyết 29-NQ/TW về chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; pháp điển hóa, kế thừa những nội dung phù hợp của Nghị quyết số 88/2014/QH13 và nâng các quy định tại các văn bản hướng dẫn dưới luật thành quy định của Luật Giáo dục (sửa đổi) về chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa nhằm hạn chế bất cập về chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa hiện nay:

Nặng tính lý thuyết, giáo điều, cứng nhắc, hạn chế quyền lựa chọn của giáo viên và người học; không đáp ứng được yêu cầu liên thông, phân luồng, hướng nghiệp; không đúng theo xu hướng quốc tế hiện nay và làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục...

Bên cạnh đó, còn có ý kiến thứ hai đề nghị, chương trình giáo dục phổ thông nên thống nhất trong cả nước để đảm bảo chuẩn đầu ra và không làm khó cho học sinh khi do hoàn cảnh của gia đình phải chuyển trường, chuyển chỗ ở qua các huyện, tỉnh và vùng khác, nhưng không đồng ý mỗi môn học có một số sách giáo khoa, mà mỗi chương trình có một số bộ sách giáo khoa.

Bộ sách giáo khoa được sử dụng chỉ sau khi đã được thử nghiệm ít nhất một năm học (trọn bộ). Các bộ sách giáo khoa phải chuyển thành sách điện tử. Không nên xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa vì có thể dẫn tới trường hợp không bảo đảm chất lượng trong giảng dạy và học tập.

Có ý kiến đề nghị nghiên cứu một số nội dung trong quá trình triển khai thực hiện không phù hợp có thể nghiên cứu sửa đổi quy định tại dự thảo Luật để đảm bảo giá trị pháp lý để thực thi Luật phù hợp và khả thi khi triển khai thi hành Luật.

Chính phủ nhất trí với ý kiến đa số của nhân dân nêu trên để sửa đổi, bổ sung quy định tại điều về chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa, theo hướng:

Luật hóa đường lối, chủ trương của Nghị quyết 29-NQ/TW về chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; pháp điển hóa, kế thừa những nội dung phù hợp của Nghị quyết số 88/2014/QH13 và nâng các quy định tại các văn bản hướng dẫn dưới luật thành quy định của Luật Giáo dục (sửa đổi) về chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa, tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập907
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm906
  • Hôm nay27,962
  • Tháng hiện tại306,092
  • Tổng lượt truy cập51,662,051
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944