Thay đổi định kiến Sử là môn "học thuộc lòng"

Thứ năm - 05/07/2018 20:02 729 0
GD&TĐ - Theo TS Lê Thị Thu Hương - giáo viên môn Lịch sử (Hệ thống Giáo dục HOCMAI): Trước đây, các đề thi thường tập trung kiểm tra việc ghi nhớ các mốc sự kiện, tái hiện diễn biến các sự kiện. Các vấn đề lịch sử trong đề rời rạc, thiếu liên kết, chặt khúc. Dạng câu hỏi trình bày, phân tích. Chính vì vậy chỉ kiểm tra được một lượng kiến thức nhỏ của HS.
Thay đổi định kiến Sử là môn "học thuộc lòng"

Không còn “cửa” cho lối học tủ, học thuộc

Đối với riêng đề thi môn Lịch sử năm nay, không còn các câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ các mốc sự kiện như trước đây. Điều này đã thay đổi cách nhìn của dư luận, của xã hội vốn rất nặng nề, định kiến với môn Sử là môn “học thuộc lòng”, chỉ cần nhớ sự kiện.

Thứ nhất, đề thi xuất hiện các thuật ngữ lịch sử khi đề cập đến các chiến dịch, các sự kiện, do đó HS và GV cần đọc thêm các tư liệu lịch sử, từ điển thuật ngữ lịch sử, giáo viên cần giải thích cho HS các thuật ngữ đó (không đề cập đến trong SGK) trong quá trình

giảng dạy, đặc biệt là đối với các HS mong muốn thi vào các khoa Khoa học Xã hội của các trường ĐH tốp cao.

Thứ hai, đề thi đang chuyển dần sang xu hướng học để hiểu, học sự kiện này cần phải liên hệ với giai đoạn trước đó (yếu tố thời gian), đặt các sư kiện trong các bối cảnh chung của tình hình thế giới (yếu tố không gian) theo quan điểm Việt Nam là bộ phận của thế giới. Như vậy, điều này rất cần thiết với các em – những công dân của thời đại mới, trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa.

Nhận xét về đề thi môn Địa lý, ThS Nguyễn Mạnh Hà - giáo viên môn Địa lý (Hệ thống Giáo dục HOCMAI) - cho rằng: Đề thi đã nhấn mạnh vào yếu tố thực hành, giảm hẳn ghi nhớ máy móc từ sách giáo khoa. Trước đây, Địa lý cũng như những môn xã hội khác thường bị coi là môn học chỉ cần thuộc lòng là có thể đạt điểm cao.

Tuy nhiên, với số lượng câu hỏi thực hành đang ngày càng tăng lên trong đề thi cho thấy, HS còn cần có kĩ năng thực hành Địa lý, đặc biệt là kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam. Thậm chí, nếu biết cách khai thác tốt, HS còn sử dụng được Atlat để trả lời cả những câu hỏi lý thuyết. Đề thi không khô khan mà đã khai thác được những vấn đề xã hội…

Đề thi đã khéo léo lồng ghép nhiều vấn đề mang tính thời sự như vấn đề du lịch biển đảo, vấn đề Biển Đông, vấn đề việc làm… làm cho đề thi sát với thực tế, gần gũi với HS hơn. Đây đều là những vấn đề thiết thực, không chỉ kiểm tra kiến thức của HS mà còn giáo dục HS lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với bản thân và đất nước, những hiểu biết về các vấn đề xã hội, những thông tin rất cần cho các sinh viên sau này.

Xóa nhòa ranh giới “môn chính” - “môn phụ”

Đề thi góp phần làm thay đổi quan niệm của HS và giáo viên về môn học. Cách ra đề đã đặt ra yêu cầu rằng, HS không chỉ học hoàn toàn trong sách giáo khoa, mà còn cần có kiến thức xã hội, không chỉ học thuộc lòng mà phải học để hiểu vấn đề, không học dàn trải mà nên tập trung vào các từ khóa.
ThS Nguyễn Mạnh Hà

Đó là điều mà ThS Trần Văn Năng - giáo viên môn Giáo dục công dân (Hệ thống Giáo dục HOCMAI) rất tâm đắc khi đánh giá về đề thi môn Giáo dục công dân. Theo ThS Trần Văn Năng, từ một môn phụ, không được đưa vào các kì thi quan trọng, năm 2017 và năm 2018, Giáo dục công dân đã trở thành một môn thi chính thức của bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội.

“Nằm trong xu hướng chung của các môn Khoa học Xã hội, đề thi Giáo dục công dân đã giảm các yêu cầu phải ghi nhớ máy móc. Đề thi không còn các câu hỏi yêu cầu thí sinh nhớ các điều luật mà đi vào bản chất, nội dung, thậm chí là từ khóa (đại diện và nổi bật) của các điều luật. Từ đó buộc HS phải thay đổi cách học từ việc học thuộc lòng sang hiểu bản chất của vấn đề. Đề thi tăng số lượng câu hỏi thực tế và đưa nhiều vấn đề thời sự vào. Đề thi môn Giáo dục công dân đã cho thấy tính vận dụng thực tế cao của bộ môn này” - ThS Trần Văn Năng nhận xét.

Cũng theo ThS Trần Văn Năng với cách ra đề tại kỳ thi vừa qua, bắt buộc giáo viên lẫn HS cùng phải thay đổi cách dạy và học; phải thay đổi tư duy, phương thức tiếp cận đối với môn học. Thay vì trước đây chỉ học lý thuyết, ít vận dụng thực tế, HS nếu mong muốn vào được các trường ĐH với điểm cao của môn Giáo dục công dân thì bắt buộc phải tìm hiểu các vấn đề xã hội, các tình huống hàng ngày trong cuộc sống và vận dụng kiến thức pháp luật.

“Đây là một môn học mà HS cần phải vận dụng tư duy, áp dụng kiến thức và hiểu biết các vấn đề thời sự xã hội để làm bài. Do vậy, ngoài việc học ở lớp, tiếp thu kiến thức từ thầy cô, HS cần quan sát, chọn lọc và xử lý các thông tin trong cuộc sống hàng ngày từ những tình huống cuộc sống đến thông tin thời sự, báo chí” - ThS Trần Văn Năng nêu rõ.

Tác giả bài viết: Duyên Vũ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập299
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm298
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại287,263
  • Tổng lượt truy cập51,643,222
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944