Thời Covid-19: Giáo dục đại học chuyển mình

Thứ ba - 23/06/2020 00:40 287 0
GD&TĐ - Không còn Kỳ thi THPT quốc gia, kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ được các trường ĐH sử dụng xét tuyển. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tình thế thời hậu Covid-19.
Thời Covid-19: Giáo dục đại học chuyển mình

Về lâu dài, để bảo đảm chất lượng nguồn tuyển các trường không thể mãi dựa vào kết quả của kỳ thi nhằm đánh giá mặt bằng chất lượng học sinh cả nước.

Nghĩ về chất lượng

Năm 2020 không còn Kỳ thi THPT quốc gia, thay vào đó là Kỳ thi tốt nghiệp THPT, do các địa phương tổ chức để xét tốt nghiệp nhằm đánh giá mặt bằng chất lượng học sinh cả nước. Quyết định này khiến nhiều trường ĐH tính đến tổ chức kỳ thi riêng nhằm bảo đảm chất lượng nguồn tuyển. Tuy nhiên, sau khi dư luận xã hội có những băn khoăn về việc tổ chức thi, nhiều trường ĐH thuộc tốp trên công bố bỏ thi riêng, quay trở lại dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Đến nay thì đại đa số các trường đều đồng ý lấy điểm thi tốt nghiệp để xét tuyển sinh, cùng với các phương thức xét tuyển từ học bạ và tuyển thẳng.

Thực tế cho thấy, nhiều ĐH tốp đầu - thường có những yêu cầu khắt khe về nguồn tuyển - nay đã quyết dịnh dừng tổ chức thi riêng. Như vậy không có lý do gì mà trường tốp giữa hay dưới, hoặc trường ngoài công lập lại tổ chức thi riêng. Nhiều chuyên gia nhận định, việc các trường ĐH xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là giải pháp tình thế. Các trường không thể tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng khi mà cả nước vừa trải qua những ngày giãn cách, học sinh dừng đến trường. Nếu tổ chức là làm khó thí sinh và người học. Thêm nữa, việc tổ chức tuyển sinh riêng cần có một lộ trình chuẩn bị về các điều kiện thực hiện chứ không chỉ ngày một ngày hai.

Bên cạnh đó, việc Bộ GD&DT giao cho các địa phương tổ chức thi tốt nghiệp THPT cũng hoàn toàn hợp lý. Giao cho địa phương nhưng Bộ vẫn chịu trách nhiệm chính trong vai trò cơ quan quản lý Nhà nước, kiểm soát và đồng hành tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Giờ đây các địa phương sẽ chủ động lên phương án tổ chức thi, chấm thi cho phù hợp với năng lực, không làm khó thí sinh, bảo đảm việc phân loại, đánh giá năng lực người học để các trường ĐH xét tuyển thuận lợi... Việc đồng hành tổ chức của Bộ GD&ĐT chính là làm sao để đề thi không quá khó, nhưng cũng bảo đảm độ phân hóa để các trường ĐH, CĐ thuận lợi khi xét tuyển.

Thời Covid-19: Giáo dục đại học chuyển mình - Ảnh minh hoạ 2
Thời điểm này hàng năm là hoạt động tư vấn tuyển sinh diễn ra tấp nập.

Động lực từ… Covid-19

Khác với giáo dục phổ thông là truyền dạy kiến thức, ĐH là nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu với sự hỗ trợ của thầy cô, đặc biệt hình thức học theo tín chỉ là ưu điểm của bậc học này. Tuy nhiên, Covid-19 đã cho thấy những hạn chế của nhiều trường, không ít ý kiến cho rằng, có trường hình thức học tập lâu nay vẫn là vỏ tín chỉ ruột niên chế. Sinh viên hoàn toàn không được lựa chọn môn học, người dạy theo cách thức tổ chức học tập tín chỉ. Những hạn chế trên lại càng bộc lộ khi các trường triển khai dạy học online, nào là hệ thống thiết bị cơ sở hạ tầng chưa thích ứng, giảng viên chưa sẵn sàng, năng lực tự học của sinh viên chưa tốt, hệ thống giáo trình tư liệu phục vụ học tập chưa đáp ứng được yêu cầu học trực tuyến.

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, GDĐH trên đà hội nhập, đúng ra các trường ĐH phải hoàn thiện hệ thống mạng nội bộ có kết nối tốt với người học, giảng viên và sinh viên không thể xa lạ với những giờ lên lớp, những buổi seminar trực tuyến. Hệ thống học liệu mở phải có và ít nhiều phải đáp ứng nhu cầu học khai thác online của người học. Tính tự học và nghiên cứu trong sinh viên phải là thuộc tính trong học tập. Hội tụ đủ những yếu tố đó, chắc chắn sẽ không khỏi bỡ ngỡ khi triển khai dạy học trực tuyến lúc cần thiết. Thế nên đã đến lúc phải đổi thay, một trường ĐH, không thể có chuyện giảng viên và sinh viên thiếu năng lực học tập và nghiên cứu trực tuyến. Muốn như vậy, cần phải có một lộ trình, ĐH thông minh phải là động lực hướng đến cho sự phát triển.

Tuyển sinh, đào tạo ĐH thời hậu Covid-19 và bài toán chất lượng đang được đặt ra. Việc xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay là điều chấp nhận được, nhưng những năm sau thì sao? Với những trường tốp đầu, có lẽ sẽ không thể tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT như năm nay được. Còn các trường tốp giữa, lựa chọn cách thức tuyển sinh thế nào để giữ uy tín với xã hội về nguồn tuyển là điều cần tính đến. Với các trường ngoài công lập hay tốp dưới, thực hiện quyền tự chủ trong tuyển sinh không có nghĩa là điểm thế nào cũng tuyển được vì như vậy xã hội và người học sẽ sớm quay lưng lại với trường. Khi các trường thực hiện quyền tự chủ, trách nhiệm với người học và xã hội là việc cần, trong đó tuyển sinh và đào tạo chất lượng là trách nhiệm của các nhà trường để bảo đảm quyền lợi của người học. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập549
  • Hôm nay17,434
  • Tháng hiện tại295,564
  • Tổng lượt truy cập51,651,523
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944