Tích hợp GD tài chính vào môn học: Không giống “thêm mâm thêm bát”

Thứ hai - 03/08/2020 21:11 769 0
GD&TĐ - Làm thế nào để không tạo cú sốc, thay đổi đột ngột khi đưa giáo dục tài chính vào nội dung SGK của hàng loạt môn học? GS.TSKH Đỗ Đức Thái (Chủ biên Chương trình GD môn Toán 2018) đã chia sẻ với Báo GD&TĐ xung quanh câu hỏi này.
Tích hợp GD tài chính vào môn học: Không giống “thêm mâm thêm bát”

Một việc khó

- Theo GS chia sẻ mới đây, việc đưa nội dung GD tài chính vào SGK cần gần gũi, thiết thực thì HS mới thích học. GS có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

- Tất cả nội dung đưa vào SGK đều phải tuân thủ nguyên tắc xây dựng SGK. Trong đó, có một nguyên tắc tôi cho là quan trọng: Chúng ta lấy HS làm trung tâm thì phải bắt đầu từ HS và theo tiến trình nhận thức của HS để trình bày, xây dựng các kiến thức, kỹ năng trong SGK, để rồi hình thành các mục tiêu mà Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mong muốn là phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.

GD tài chính cũng phải theo nguyên tắc đó. Tuy nhiên, GD tài chính có cái khó hơn. Chẳng hạn, chỉ với riêng môn Toán thuần túy, GD tài chính có những đặc điểm riêng, gây khó khăn hơn cho công việc biên soạn SGK. Bởi, nội dung này mới đối với cả thầy và trò, cha mẹ HS. Khó khăn nữa là GD tài chính không phải là một môn học riêng mà được tích hợp vào các môn học, cụ thể là Toán, Tiếng Việt và Ngữ văn, Khoa học Xã hội, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Giáo dục Công dân và hoạt động trải nghiệm.

Khi tích hợp vào các môn nảy sinh 2 vấn đề mới: Thứ nhất, đối với từng môn thì tích hợp vào đâu? Phải dựa trên mạch hình thành nội dung của môn đó để lựa chọn thời điểm, chỗ thích hợp để tích hợp. Thứ hai, bản thân GD tài chính là nội dung liên môn nên khi tích hợp vào SGK một môn nào đó, môn đó cũng phải liên môn, phải nhìn ngang sang xem các môn khác SGK đang biên soạn những gì.

Bắt đầu từ những điều giản dị

- Ở Việt Nam thời điểm này đưa GD tài chính vào SGK sẽ thuận lợi như thế nào?

- Một trong những tinh thần cơ bản của môn Toán trong Chương trình GD phổ thông 2018 là đẩy mạnh việc dạy Toán gắn liền với thực tiễn, nhằm giúp HS giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, từ đó giúp HS hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là trong việc giải quyết vấn đề và sáng tạo - một trong ba vấn đề chung cốt lõi mà Chương trình GD phổ thông 2018 đã nêu.

GD tài chính gắn với thực tiễn xung quanh cuộc sống một đứa trẻ. Trẻ em cũng phải hiểu về tiền, tiền từ đâu ra, giá trị đạo đức của việc sử dụng tiền – tiền là công sức lao động của người thân, nên phải trân trọng đồng tiền như trân trọng giá trị lao động… Từ đó, đứa trẻ khi được bố mẹ cho tiền để mua dụng cụ học tập, phải biết tính toán mua những đồ gì thiết thực, chứ không phải mua linh tinh. Khi trẻ lớn dần lên, phải dạy trẻ biết lập kế hoạch chi tiêu, quản lý tài chính cá nhân, bao gồm chi tiêu, lập kế hoạch chi tiêu, biết chi tiêu đúng mục đích (một trong những vấn đề then chốt đối với mọi con người).

Từ nền tảng GD tài chính ở những năm học phổ thông, khi đứa trẻ trưởng thành, sẽ biết cách khởi nghiệp: Tự mình tổ chức sản xuất, làm chủ một cơ sở kinh tế… Những điều được học sớm và thiết thực từ trong nhà trường có thể giúp cho người trẻ bước vào thành công khi ra cuộc đời. Như vậy, GD tài chính bắt đầu từ những điều đơn sơ, giản dị trong cuộc sống, và khi đã được học sẽ quay trở lại gắn liền với cuộc sống. Đó là thuận lợi để đưa GD tài chính vào SGK có thể nhận được sự đồng thuận của cha mẹ HS và xã hội.

Tích hợp GD tài chính vào môn học: Không giống “thêm mâm thêm bát” - Ảnh minh hoạ 2
Trong giờ học tại Trường TH Nguyễn Siêu Hà Nội.

Đưa "món mới vào mâm cơm"

- Liệu có tranh luận nào liên quan đến triển khai biên soạn nội dung GD tài chính đưa vào SGK mới không, thưa GS?

- Việc viết SGK (đưa nội dung GD tài chính vào SGK) phải theo liên môn, nhưng biên soạn SGK lại do từng nhóm tác giả riêng biệt tiến hành, nên việc liên môn trong quá trình thực hiện là một việc khó. SGK phải thể hiện đúng tinh thần mà Chương trình GD phổ thông 2018 đã quy định. Do đó, tất cả SGK đều phải dựa trên sườn chung để làm việc. Tuy nhiên, trong quá trình viết SGK liên quan đến GD tài chính, theo tôi, các tác giả phải thường xuyên trao đổi, để đi đến thống nhất chung về cách tiếp cận, nội dung, mức độ thì sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn.

- Là một điểm mới trong nội dung GD phổ thông, cái khó ở đây là gì, thưa GS?

- Giáo dục tài chính là một thành tố mới trong GD phổ thông Việt Nam. Những thành tố mới khi đưa vào SGK, vào nhà trường bao giờ cũng gặp khó khăn. Đầu tiên là sự chuyển đổi nhận thức của xã hội. Cha mẹ, ông bà, xã hội phải hiểu, chia sẻ đồng hành cùng ngành GD, nếu không rất khó được chấp nhận. Tiếp theo là phải động viên, thuyết phục các thầy cô rằng có thêm những nhân tố mới thầy cô phải biết cách tiếp cận chúng, để làm sao không gây nặng nề đối với HS.

Tích hợp GD tài chính vào môn học không giống như "thêm mâm thêm bát" vào bữa cơm, mà chỉ là thay thế món ăn này bằng món ăn khác. GV phải tìm cơ hội để tích hợp vào bài giảng, GV phải chủ động. GV sẽ vất vả ở chỗ phải nghĩ xem chỗ nào, bài nào, nội dung nào trong SGK thích hợp để tích hợp GD tài chính vào dạy cho HS, tích hợp cái gì vào cho phù hợp với từng đối tượng HS.

- Xin cảm ơn GS!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập735
  • Hôm nay33,672
  • Tháng hiện tại311,802
  • Tổng lượt truy cập51,667,761
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944