Trường ĐH Y Dược TP.HCM xây dựng định mức học phí thế nào?

Thứ năm - 25/06/2020 03:48 458 0
GD&TĐ - Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã có báo cáo với Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội xung quanh thông tin tăng học phí ngành cao nhất 70 triệu đồng/năm và dự kiến tăng thêm 10% mỗi năm.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM xây dựng định mức học phí thế nào?

Sau khi Trường ĐH Y Dược TP.HCM công bố phương án tuyển sinh và mức học phí năm học 2020 – 2021, trong đó nhiều ngành học có mức tăng gấp 4-5 lần so với năm 2019 khiến cho dư luận quan tâm.

Bởi so với mức hiện tại chỉ 13 triệu đồng/năm, ngành Răng-Hàm-Mặt sẽ có mức học phí 70 triệu đồng/năm, ngành Y khoa 68 triệu đồng/năm, Kỹ thuật phục hình Răng 55 triệu đồng/năm, Dược học 50 triệu đồng/năm… và theo lộ trình dự kiến mỗi năm sẽ tăng thêm 10%.

Ngày 11/6, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Y tế theo chức năng quản lý Nhà nước có văn bản đề nghị Trường ĐH Y Dược TP.HCM báo cáo, thuyết minh rõ căn cứ xác định mức thu học phí, lộ trình tăng học phí phù hợp.

Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo- Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết. Nhà trường đã có báo cáo gửi Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, Ủy ban Văn hóa- Giáo dục -Thanh niên-Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội về mức học phí này.

Về cơ sở tăng học phí

Từ năm học 2019-2020 trở về trước, Trường ĐH Y Dược TP.HCM là đơn vị sự nghiệp có thu, đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, chưa thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục Đại học.

Tuy nhiên, từ năm học 2020-2021, trường hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. Vì vậy, trường áp dụng theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục Đại học để thực hiện các hoạt động theo mô hình tự chủ đại học.

Định mức học phí được xây dựng như thế nào?

Mức thu trung bình cho các chương trình đào tạo đại học hệ chính quy năm học 2020-2021 là 48.087.000 đồng/sinh viên/năm. Ngành cao nhất là Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt thu 70 triệu đồng/năm. Ngành thấp nhất là Cử nhân Y tế công cộng và Cử nhân Dinh dưỡng có mức thu 30 triệu/năm.

Mức học phí này được xây dựng theo Thông tư số 14/2019/TT-BGD&ĐT ngày 30/8/2019 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế- kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Cụ thể, theo Thông tư này, Giá dịch vụ đào tạo = chi phí tiền lương + chi phí vật tư + chi phí quản lý + chi phí khấu hao mòn tài sản cố định + chi phí quỹ khác.

Theo PGS. Khôi, quy trình xác định mức học phí của các chương trình đào tạo đã trải qua nhiều bước.

Trước tiên, 14 khoa xây dựng mức thu học phí theo khung định mức hướng dẫn của Thông tư số 14/2019 của Bộ GD&ĐT.

Sau khi tính toán mức thu, trường đã họp lãnh đạo chủ chốt để xin ý kiến thống nhất. Tiếp đó, tổng hợp báo cáo Hội đồng trường về mức thu của từng ngành và xin phê duyệt thông qua bằng nghị quyết.

Cuối cùng là ban hành quyết định mức thu, báo cáo Bộ Y tế và triển khai thực hiện.

Chính sách hỗ trợ sinh viên

Trường trích 15% trên tổng thu học phí để chi học bổng với các mức từ 25-100%. Trong số 2.100 sinh viên dự kiến được tuyển, sẽ có 800 suất học bổng cho các em thuộc diện chính sách, học giỏi và có hoàn cảnh khó khăn.

Trường ĐH Y Dược TP.HCM xây dựng định mức học phí thế nào? - Ảnh minh hoạ 2
Chương học bổng dành cho 800 sinh viên trúng tuyển năm 2020

Đối với sinh viên năm thứ hai đến năm cuối, trường trích 10% khoản thu học phí cho quỹ học bổng UMP Foundation để hỗ trợ sinh viên, gồm Học bổng vượt khó và Học bổng khuyến học.

Ngoài ra, trường cũng tìm nguồn học bổng từ tổ chức và cá nhân, hỗ trợ sinh viên vay tiền ngân hàng và triển khai các hoạt động trợ giúp khác.

Cam kết chất lượng đào tạo tốt nhất ngành sức khỏe

Trong báo cáo gửi các Bộ về việc tăng học phí, trường cam kết chất lượng đào tạo tốt nhất của khối ngành sức khỏe. Lý do là trường đầu tư cho cơ sở vật chất, xây dựng chương trình đào tạo mới dựa trên chuẩn năng lực và đội ngũ giảng viên hàng đầu trong các chuyên ngành.

Những sinh viên trúng tuyển năm 2020-2021 sẽ có những trải nghiệm khác biệt với sinh viên các năm trước.

Trường thực hiện quản lý đào tạo bằng phần mềm công nghệ thông tin. Mỗi sinh viên đều được cấp tài khoản miễn phí để sử dụng trong quá trình học tập, được truy cập hệ thống wifi miễn phí, sử dụng phần mềm Office 365 có bản quyền, hệ thống phòng Lab slide ảo, hệ thống phòng Lab máy vi tính...

Sinh viên được sử dụng tài nguyên thư viện phong phú như sách Tiếng Anh mới, các tài nguyên học tập online, có các cơ sở dữ liệu có bản quyền như HINARI, SpringerLink, ProQuest, Elsevier, Uptodate và kết nối với thư viện của WHO, VISTA...

Nguồn thu từ học phí cũng để xây dựng phòng học thông minh phù hợp cho dạy và học theo nhóm nhỏ. Trước đây, giảng viên chỉ giảng dạy 1-2 lần/năm đối với nhóm nhỏ, sau khi áp dụng mức học phí mới là 4-8 lần/năm.

Các phòng thí nghiệm đều được trang bị các máy móc thiết bị phù hợp. Cụ thể, mỗi sinh viên Răng-Hàm-Mặt được thực hành riêng trên các mô hình và trên một ghế nha khoa. Chỉ từ 1-2 sinh viên Dược thực tập trên một bộ dụng cụ.

Sinh viên cũng được sử dụng Trung tâm huấn luyện nâng cao mô phỏng lâm sàng (ATCS) được trang bị các mô hình hiện đại, có hệ thống camera quan sát các phòng OSCE. Trung tâm đã đạt chuẩn của Hiệp hội mô phỏng Y khoa quốc tế. Ngoài ra, nhà trường cũng đang xây sân chơi đa năng sẽ hoàn thành vào tháng 8/2020.

Hợp tác chương trình tiên tiến thuộc ĐH Havard

Theo PGS Khôi, các chương trình đào tạo Bác sĩ Y khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt và Điều dưỡng được xây dựng mới và dựa trên chuẩn năng lực.

Chương trình Y khoa, Răng-Hàm-Mặt được xây dựng trong dự án hợp tác với ĐH Y và ĐH Nha Havard.

"Chương trình của trường hoàn toàn có thể gọi là chương trình tiên tiến nhưng chúng tôi không muốn có 2 chương trình song song (tiên tiến và đại trà) trong môi trường đào tạo khối ngành sức khỏe" -  PGS Khôi khẳng định.

Cũng theo PGS. Nguyễn Ngọc Khôi, bắt đầu từ năm học này, trường triển khai chương trình có học phần tự chọn đi nước ngoài. Đồng thời, tiếp tục kiểm định các chương trình theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập597
  • Hôm nay48,238
  • Tháng hiện tại326,368
  • Tổng lượt truy cập51,682,327
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944