Học sinh hứng thú nhờ sáng tạo trong đổi mới kiểm tra, đánh giá

Thứ tư - 24/06/2020 23:31 472 0
GD&TĐ - Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, các trường học tại TPHCM đã chủ động thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau.
Học sinh hứng thú nhờ sáng tạo trong đổi mới kiểm tra, đánh giá

Bài kiểm tra đặc biệt

Để phát huy sự sáng tạo của học trò, đồng thời đổi mới trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh, thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Tổ Lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3) đã ra bài tập nhỏ: Hãy tạo tiểu sử đơn giản của nhân vật lịch sử Việt Nam mà các em yêu thích, bài làm sẽ được lấy điểm 15 phút môn Lịch sử. Học sinh có thể viết hoặc bằng clip dài không quá 3 phút. Bài làm của các em được đăng tải trên trang riêng do giáo viên lập có tên Vietnamese Heroes.

“Các em thể hiện tư duy, góc nhìn, cách học lịch sử không còn cứng nhắc là học sự kiện với các con số, địa danh có phần khô khan. Nó được làm tươi mới dưới hình thức thể hiện khác nhau nên dễ dàng đi vào suy nghĩ, cảm nhận của các em. Đây là điều mà giáo viên tâm đắc”, thầy Du cho hay.

Thầy Du cho biết: Nếu ra một bài kiểm tra viết bình thường sẽ nhàm chán, không phát huy được sự sáng tạo, hiểu biết, cảm nhận của các em về nhân vật lịch sử… Đề bài khá đơn giản trở nên sinh động qua phần trình bày của học sinh. Profile trên Instagram, hợp đồng lao động, đơn xin ứng tuyển, thậm chí là hát rap, tạo thẻ căn cước công dân, lập Facebook cho nhân vật, làm bìa tạp chí... Tất cả được đầu tư chỉn chu với đầy đủ hình ảnh, gia thế, công trạng…

Đơn cử như em Nguyễn Đăng Đinh lớp 12D2 đã thiết kế đơn ứng tuyển vô cùng độc đáo về vua Lê Thánh Tông. Theo đó, vị trí ứng tuyển: Hoàng đế số một của lịch sử Việt Nam. Trên bản CV thể hiện rõ thông tin liên lạc, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm làm vua, câu nói nổi tiếng, kèm theo cả những hastag… Qua từng mục, thông tin về tiểu sử, tài năng về quân sự, quản trị, ngoại giao, tầm nhìn, thơ ca… và thành tựu nổi bật trong thời gian vị vua này trị vì đất nước từ 1460 - 1497 được truyền tải đầy đủ, ngắn gọn, súc tích.

Tương tự, để lấy điểm 15 phút môn Ngữ văn, vừa khuyến khích học sinh đọc sách, cô Nguyễn Thị Mai Loan, giáo viên Ngữ văn Trường THCS – THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình) ra bài tập nhỏ như: Chi tiết nào trong cuốn sách từng đọc, khiến em cảm thấy tâm đắc; Câu nói hay nào đã làm thay đổi suy nghĩ của em; Hình ảnh văn học nào khiến em trăn trở… hay cuộc thi viết về một nhân vật em ấn tượng, một cuốn sách mà em tâm đắc…

Cô Mai Loan chia sẻ, bên cạnh những bài tập, đề kiểm tra đơn thuần trên lớp liên quan đến bài học, cuộc thi viết nhỏ sẽ giúp các em thể hiện năng lực môn Văn, sự hiểu biết cũng như tâm tư, tình cảm, cảm nhận của mình về cuộc sống, mọi thứ xung quanh ngoài kiến thức sách vở.

Học sinh hứng thú nhờ sáng tạo trong đổi mới kiểm tra, đánh giá - Ảnh minh hoạ 2
Học sinh hào hứng trong giờ học GD quốc phòng. Ảnh minh họa/ INT

Tham gia dự án dạy học

Từ nhiều năm qua, Trường THPT Lê Quý Đôn triển khai nhiều dự án dạy học liên môn hiệu quả. Nhờ đó, học sinh có những trải nghiệm thú vị, biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn, phát triển phẩm chất, năng lực, sở trường của mình… Giáo viên cũng có đánh giá toàn diện hơn về học sinh trên nhiều phương diện. Trong năm học 2019 - 2020, Trường Lê Quý Đôn triển khai dự án dạy học liên môn có tên Phía Đông Tổ quốc ta với sự tham gia của gần 130 học sinh ở 3 khối lớp.

Dự án chọn Đà Nẵng là điểm thực địa, bởi đây là vùng biển đảo tiêu biểu, có quần đảo Hoàng Sa - một trong hai quần đảo xa bờ của Việt Nam. Ở đây còn có Nhà trưng bày Hoàng Sa - nơi ghi nhận chứng cứ lịch sử về chủ quyền của nước ta đối với quần đảo này.

Dự án yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức về Địa lý, Lịch sử, Sinh học, Giáo dục quốc phòng để xây dựng một buổi Festival biển đảo nhằm quảng bá thông tin về hệ thống biển đảo, lịch sử chủ quyền biển đảo Việt Nam. Các em tham gia một số hoạt động tại địa phương như trồng cây xanh phòng hộ, thu gom rác ở bờ biển nhằm kêu gọi giữ gìn bảo tồn môi trường biển, trải nghiệm một ngày làm chiến sĩ… Tham gia dự án, học sinh được giáo viên đánh giá ở nhiều khía cạnh: Kỹ năng, kiến thức, thái độ, tinh thần tập thể.

Theo cô Lê Thị Nga, giáo viên Địa lý, tham gia dự án, không chỉ dừng lại về mặt kiến thức là xác định và đánh giá được vị trí và ý nghĩa của các đảo, biển Đông trong việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cũng như bảo vệ môi trường, mà còn giúp các em hình thành kỹ năng cơ bản. Đặc biệt qua dự án, học sinh ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ chủ quyền, môi trường biển và đảo cũng như bồi dưỡng thêm lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng xây dựng Tổ quốc.

“Tham gia học tập theo dự án Phía Đông Tổ quốc ta không đơn thuần là hoạt động trải nghiệm, đối với học sinh đó là sự trưởng thành về nhân cách, phát triển các năng lực chuyên biệt chứ không phải là điểm số. Các em tự chăm sóc bản thân, ý thức việc tự lập khi xa gia đình, học được nhiều điều từ chuyến đi (giao tiếp xã hội, đến tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống…”. - Cô Lê Thị Nga


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1350 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1046 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập184
  • Hôm nay3,978
  • Tháng hiện tại27,334
  • Tổng lượt truy cập49,733,099
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944