Xã hội hóa biên soạn SGK tạo ra chất lượng và tiết kiệm ngân sách

Chủ nhật - 21/06/2020 03:55 323 0
GD&TĐ - Chủ trương xã hội hóa (XHH) việc biên soạn và xuất bản sách giáo khoa (SGK) là hướng đi nhiều lợi ích cho xã hội đặc biệt trong vấn đề tạo ra chất lượng SGK và tiết kiệm tiền ngân sách nhà nước.
Xã hội hóa biên soạn SGK tạo ra chất lượng và tiết kiệm ngân sách

Đó là khẳng định của GS Đinh Quang Báo, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khi nói về vấn đề XHH biên soạn SGK.

+ Thưa GS Đinh Quang Báo, quan điểm của ông ra sao trong vấn đề XHH biên soạn SGK?

XHH biên soạn SGK mà nghị quyết 88 Quốc hội quy định theo tôi là hoàn toàn đúng đắn. Vì XHH sẽ tập hợp được nhiều sáng tạo của cá nhân, các nhóm tác giả (NXB). Từ đó có nhiều phương án SGK đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục. Để đi đến vấn đề chất lượng SGK thì có nhiều cách khác nhau, song nếu chỉ có 1 phương án SGK thì sẽ không có được sự sáng tạo, điểm  hay, chất lượng… từ các phương án SGK khác.

Mặt khác, khi SGK có nhiều phương án đồng nghĩa có nhiều hơn khả năng cho GV, HS, địa phương trong việc lựa chọn và tìm ra bộ SGK phù hợp nhất với người dạy, cách học của HS, điều kiện triển khai của địa phương. Trong bối cảnh điều kiện dạy và học tại các địa phương, HS, GV đa dạng thì SGK cũng cần đa dạng để linh hoạt đáp ứng nhu.

Đặc biệt, khi có sự cạnh tranh trong khâu biên soạn SGK chắc chắn sẽ tạo ra chất lượng cho các bộ sách và tiết kiệm được tiền ngân sách nhà nước cho việc biên soạn SGK.

Xã hội hóa biên soạn SGK tạo ra chất lượng và tiết kiệm ngân sách - Ảnh minh hoạ 2
GS Đinh Quang Báo - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm - Hà Nội

+ Theo nhìn nhận của ông, kết quả thực hiện XHH biên soạn SGK thời gian qua ra sao?

Kết quả bước đầu của XHH biên soạn SGK đã thắng lợi. Chúng ta đã có 5 bộ SGK của 12 môn học ở lớp 1 và những SGK đó được hội đồng thẩm định đánh giá cao. Khi phát hành đã được các địa phương lựa chọn và đánh giá mỗi bộ SGK có những ưu điểm nhất định. Những ưu điểm đó tạo ra sự thuận lợi cho các nhà trường, GV lựa chọn, đáp ứng sở trường của GV trong dạy học cũng như hoàn cảnh của địa phương…

Các bộ SGK được các địa phương lựa chọn với tỉ lệ chọn nhất định nhưng bộ SGK nào cũng được lựa chọn. Đó là thắng lợi từ XHH biên soạn SGK mà các NXB đã tổ chức khâu biên soạn. Như vậy ít nhất việc biên soạn và xuất bản SGK cũng không phải lấy tiền ngân sách nhà nước. XHH biên soạn SGK đã thắng lợi về chất lượng, sự đồng thuận về giá trị sử dụng đa dạng của SGK tại các địa phương.

+ Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT được giao tổ chức biên soạn 1 bộ SGK để chủ động trong việc triển khai CT và SGK mới. Tuy nhiên hiện nay việc XHH biên soạn SGK thể hiện thành công, các đơn vị biên soạn SGK làm khá tốt việc làm này. Theo ông, Bộ GD&ĐT có cần thiết hay không biên soạn 1 bộ SGK?

Trong Nghị quyết QH có yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ động biên soạn 1 bộ SGK nhằm mục đích:

Trước hết, XHH biên soạn SGK là cơ chế lần đầu tiên triển khai ở VN nên để đảm bảo chắc chắn có 1 bộ SGK (Khi XHH biên soạn SGK chưa biết sẽ diễn ra thế nào nên Bộ phải chủ động dự phòng 1 bộ để đề phòng khả năng XHH thất bại vẫn có 1 bộ SGK để sử dụng - Đó là mục đích trước mắt và mang tính tình thế nếu thất bại trong việc XHH biên soạn SGK xảy ra).

Xã hội hóa biên soạn SGK tạo ra chất lượng và tiết kiệm ngân sách - Ảnh minh hoạ 3
XHH biên soạn SGK giúp GV và HS được lựa chọn bộ SGK phù hợp nhất với điều kiện dạy và học

Bộ GD&ĐT làm ra 1 bộ SGK có thể chủ động về mặt giá cả, phân phối SGK đến từng trường sẽ chủ động hơn và tránh những rủi ro có thể xảy ra khi một cơ chế lần đầu tiên được thực hiện. Đây là mục đích lâu dài và có tính chiến lược việc Bộ GD&ĐT biên soạn SGK.

Bộ GD&ĐT làm 1 bộ SGK cũng là kỳ vọng của Ngân hàng thế giới (World Bank). Thông qua đó World Bank có thể chuyển giao được những mô hình SGK tiên tiến trên thế giới, tập hợp được đội ngũ tác giả biên soạn SGK có kĩ năng biên soạn SGK theo mô hình tiên tiến... Như vậy, Việt Nam sẽ hình thành được một số chuyên gia làm nòng cốt trong việc biên soạn SGK sau này.

Tuy những mục đích đó khi XHH biên soạn SGK không thực hiện được hoàn toàn song trong dự án vay vốn của World Bank vẫn mời được một số chuyên gia nước ngoài viết về SGK sang các NXB của Việt Nam để tập huấn cho chuyên gia của dự án GREP. Dù không trực tiếp tham dự vào khâu biên soạn nhưng các chuyên gia GREP đã chia sẻ những mô hình, kinh nghiệm tiên tiến của thế giới cho các NXB và chuyên gia phát triển chương trình của Việt Nam.

Mặt khác nếu vừa tiến hành XHH biên soạn SGK, đồng thời Bộ GD&ĐT cũng biên soạn 1 bộ SGK sẽ có thể dẫn tới tình trạng các địa phương chọn SGK của Bộ GD&ĐT. Ở nước ta vẫn còn tồn tại tâm lý của "quốc doanh" đều đảm bảo hơn "tư doanh", công lập vẫn hơn tư thục.  Như vậy hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng địa phương chưa tìm hiểu hết SGK ra sao nhưng tin tưởng và chọn SGK của Bộ GD&ĐT biên soạn. Và cũng dẫn tới tình trạng, cái thắng lợi tuyệt đối sẽ triệt tiêu cái còn lại.

Như vậy, khi công tác XHH biên soạn SGK được thực hiện có kết quả tốt thì Bộ GD&ĐT không cần thiết làm thêm bộ SGK nữa.

Tuy nhiên vẫn cần lưu ý, thắng lợi của việc XHH biên soạn SGK đều do vai trò quản lý của Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT phải điều hành thì các NXB mới có được các cơ chế, điều kiện để thực hiện. Do đó, vai trò quản lý, điều tiết của Bộ GD&ĐT đối với vấn đề XHH biên soạn SGK trong thời gian tới vẫn cần được duy trì để tạo ra khung pháp lý "cạnh tranh", lựa chọn sàng lọc ra những bộ SGK tốt nhất đến tay GV và HS.

+ Xin cảm ơn GS Đinh Quang Báo!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập587
  • Hôm nay18,290
  • Tháng hiện tại296,420
  • Tổng lượt truy cập51,652,379
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944