Xuất hiện nhiều bài giảng sáng tạo, hấp dẫn, sinh động

Thứ năm - 03/05/2018 08:56 983 0
GD&TĐ - Trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố năm nay, ngành GD-ĐT Hà Nội đã phát hiện nhiều nhân tố mới, là những cô giáo không ngừng đổi mới sáng tạo, đem lại những tiết dạy hấp dẫn, hứng thú cho học trò.
Xuất hiện nhiều bài giảng sáng tạo, hấp dẫn, sinh động

Hội thi Giáo viên dạy giỏi Hà Nội năm học 2017-2018, cấp tiểu học được tổ chức dành cho những giáo viên dạy lớp 2, mỗi giáo viên tham gia 3 phần thi: Lí thuyết, dạy 2 tiết theo phân phối chương trình của tuần dự thi, sáng kiến kinh nghiệm.

Ở môn Toán, Tiếng Việt, các giáo viên đã xác định rõ mục tiêu bài dạy, thực hiện đúng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng, nội dung học tập phù hợp với tâm lí lứa tuổi và khả năng tiếp thu của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, thể hiện rõ các nội dung đổi mới.

Nội dung, kiến thức truyền đạt chính xác, rõ ràng. Giáo viên đã tổ chức các hoạt động, dẫn dắt, gợi mở thông qua các thiết bị, đồ dùng dạy học đã giúp các em học sinh tiếp thu được nội dung kiến thức bài học và liên hệ thực tế.

Điều đó thể hiện rõ nét trong các tiết dạy bài "Số 1 trong phép nhân và phép chia", "Số bị chia, số chia và thương số" của cô Ngô Thị Hà (Tiểu học Tả Thanh Oai, Thanh Trì), cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt (Tiểu học Cổ Nhuế 2B, Bắc Từ Liêm), cô Lê Minh Thu (Tiểu học Dịch Vọng B, Cầu Giấy).

Hay trong giờ tiếng Việt của các cô Nguyễn Lê Tuyết Anh (Tiểu học Quang Trung, Hoàn Kiếm), cô Nguyễn Thị Hồng Việt (Tiểu học Kim Đồng, Ba Đình).

Qua các tiết dự thi, giáo viên đều có sự nghiên cứu, chuẩn bị bài dạy, lập kế hoạch, tiến trình dạy học thể hiện rõ các hoạt động của thầy và trò một cách hợp lí, chặt chẽ, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.

Trong các tiết dạy bài, các giờ luyện tập, giáo viên đã thực hiện đúng đặc trưng của tiết dạy, giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học, rèn các kĩ năng vận dụng, tính toán, xử lí tình huống. Những nhận xét, đánh giá động viên của cô giáo đối với học sinh đã tạo nên những tiết dạy nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao trong giờ dạy.

Nhiều cô giáo đã rất nỗ lực trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng CNTT kết hợp với sự chuẩn bị công phu, sử dụng hiệu quả các phương tiện, đồ dùng dạy học đã tạo môi trường học tập tương tác, hứng thú. Tiêu biểu như cô Nguyễn Thị Hồng Việt (Tiểu học Kim Đồng, Ba Đình), cô Đinh Linh Chi (Tiểu học Thái Thịnh, Đống Đa)...

Ở môn Đạo đức, Tự nhiên & Xã hội, đã có sự tiến bộ lớn so với các hội thi trước. Tiến trình bài học hợp lí, nhiều giáo viên đã vận dụng phương pháp rèn luyện để giúp học sinh hình thành hành vi đạo đức thông qua phiếu giao việc.

Nội dung đạo đức được nhiều giáo viên phát triển phù hợp với học sinh của khu vực mà không máy móc sử dụng vở bài tập có sẵn đã góp phần phát triển năng lực đạo đức cho học sinh có hiệu quả.

Với chủ đề Tự nhiên, các tiết dạy đã cơ bản đạt được mục tiêu của bài học đặt ra theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Một số tiết học đã đạt hiệu quả trong việc hình thành thái độ, hành vi cho học sinh trước thế giới tự nhiên xung quanh.

Đặc biệt, các cô giáo đã chú ý tới mục tiêu phát triển năng lực học sinh như bài dạy của cô Nguyễn Lê Quyết Anh (Tiểu học Quang Trung, Hoàn Kiếm), cô Nguyễn Thị Thu Hương (Tiểu học Tô Hiến Thành, Đan Phượng).

Làm nên thành công là sự đổi mới trong việc giới thiệu những video clip với học sinh những mẫu hành vi đạo đức hay để học sinh nhận xét hành vi, xử lí tình huống đạo đức. Điều này làm cho học sinh hứng thú với việc học tập, tiết học trở nên sinh động, đạt hiệu quả cao.

Phương pháp dạy học được vận dụng đa dạng, nhất là thảo luận nhóm, trò chơi... đã giúp các em tự học, tự giao tiếp, hợp tác trong bài học. Một số giáo viên đã sáng tác bài hát, bài thơ theo nội dung của bài học đạo đức đã làm học sinh rất háo hức, hứng thú.

Kế hoạch dạy học được giáo viên thiết kế công phu, sáng tạo. Tiêu biểu như cô Nguyễn Thị Hồng Nga (tiểu học Nghĩa Tâm, Cầu Giấy), cô Nguyễn Thị Thu Phương (Tiểu học Nam Hồng, Đông Anh), cô Quách Thị Thanh (Tiểu học Tân Xã, Thạch Thất).

Việc đổi mới kiểm tra đánh giá cũng có những đột phá đáng ghi nhận. Đa số các tiết học đã chú ý đến việc đánh giá trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập, đánh giá mức độ đạt được mục tiêu bài học theo tinh thần Thông Tư 30, thông tư 22 của Bộ GD&ĐT.

Đáng ghi nhận là giờ dạy của các cô Nguyễn Thị Hồng Việt (Tiểu học Kim Đồng, Ba Đình), cô Đinh Linh Chi (Tiểu học Thái Thịnh, Đống Đa), cô Phan Thị Hiền (Tiểu học Đại Xuyên, Phú Xuyên), cô Dương Thị Hà (Tiểu học Hai Bà Trưng, Phúc Thọ).

Hội thi GVDG thành phố Hà Nội năm học 2017-2018 đã kết thúc tốt đẹp. Với mục tiêu giáo dục toàn diện, các môn dự thi lần này cùng với các môn học khác góp phần trong việc hình thành nhân cách, trí tuệ của học sinh.

Như Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang nhận định: Thực tế cho thấy chỉ khi bài giảng, kiến thức được xây dựng hợp lý, hướng đến sự phát triển các năng lực cá nhân của người học thì mới phát huy hiệu quả và mang đến lợi ích cho người học.

Tác giả bài viết: Vân Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập316
  • Hôm nay14,436
  • Tháng hiện tại292,566
  • Tổng lượt truy cập51,648,525
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944