Giáo dục STEM: Bước đệm đến công nghệ 4.0

Thứ bảy - 13/06/2020 00:12 1.016 0
GD&TĐ - Với mô hình dạy học STEM, học sinh cũng có thể sáng tạo ra những thiết bị có tính năng tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng.
Giáo dục STEM: Bước đệm đến công nghệ 4.0

Phát huy năng lực sáng tạo

Mục tiêu của giáo dục STEM là phát triển cho học sinh các năng lực có thể được sử dụng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại. Đó chính là các năng lực STEM - được tích hợp, lồng ghép hài hòa từ bốn nhóm năng lực về: Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Điều này giúp HS tìm hiểu, xác định những vấn đề trong thực tiễn và giải quyết chúng.

Thầy Huỳnh Bửu Tính, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, thành phố Cần Thơ cho biết: “Với bộ môn Công nghệ, giáo viên đã ứng dụng phương pháp dạy học STEM nhằm giúp HS tăng cường sáng tạo, khám phá các ứng dụng trong cuộc sống. Ở đây, người thầy có vai trò định hướng, trang bị phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề, dạy cách học cho HS. 

Trong quá trình giảng dạy, GV tổ chức các hoạt động, định hướng, thúc đẩy và gợi mở HS tiếp cận các kiến thức khoa học. Đồng thời đánh thức năng lực, tiềm năng trong các em. Người học có nhiệm vụ khám phá, xử lý thông tin, tự tích lũy kiến thức, vốn hiểu biết, từ đó hình thành các năng lực, phẩm chất cho bản thân, thông qua các hoạt động học do thầy cô tổ chức”.

Như vậy, STEM không phải là những môn học lý thuyết khô cứng bởi ở đó HS sẽ được vận dụng các kiến thức đã học của nhiều bộ môn một cách linh hoạt để tạo ra các sản phẩm ứng dụng vào đời sống hàng ngày. Chính điều này đã tạo sự hứng thú và khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học của các em. Triển khai dạy học STEM là hướng đi phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của thế giới và tạo cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho HS trong tương lai.

Trao đổi về vấn đề này, thầy Trần Lương Thái, GV bộ môn Công nghệ cho biết: Ở bộ môn Công nghệ, thầy cô có thể hướng dẫn HS trên cơ sở lý thuyết tạo nên những ứng dụng có lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Hiện nay nhu cầu tiết kiệm điện giảm chi phí trong tiêu dùng và góp phần bảo vệ môi trường sống được đặt ra với mỗi người. 

Làm thế nào để tiết kiệm điện, tạo ra những thiết bị có khả năng điều chỉnh mức tiêu thụ điện năng, hoặc thiết bị đa chức năng là hoàn toàn có thể thực hiện được. Với chương trình ở bậc học THPT, giáo viên có thể gợi ý để học sinh tự làm ra những sản phẩm có tính ứng dụng trong đời sống.

Đèn ngủ đa năng

Theo thầy Thái, để tạo ra ứng dụng đèn ngủ tiết kiệm điện, HS sẽ áp dụng các kiến thức ở các bài học trong môn Công nghệ và Vật lý. Dự án các em có thể triển khai để tạo ra thiết bị tiết kiệm điện, đó là “Chế tạo đèn ngủ tiết kiệm điện tích hợp sạc điện thoại”. 

Với dự án này, GV tổ chức hoạt động cho HS tìm hiểu và tự đề xuất các thông số phù hợp với yêu cầu đặt ra của sản phẩm: Đèn ngủ tiết kiệm điện và chức năng tích hợp sạc điện thoại. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS sẽ tự lên phương thức, tiến trình và bắt tay vào thực hiện làm sản phẩm. Bao gồm các bước: Nhận nhiệm vụ; Tìm hiểu kiến thức kỹ năng liên quan; Lập bảng phương án thiết kế và báo cáo; Làm sản phẩm và Báo cáo và đánh giá sản phẩm.

“Để thực hiện được dự án trên, HS cần tìm hiểu một số nội dung về kiến thức và kỹ năng môn học. GV phân công nhiệm vụ cho từng nhóm tìm hiểu kiến thức và kỹ năng liên quan trước khi lập bảng thiết kế sản phẩm. Mỗi nhóm hoạt động gồm 5 đến 6 thành viên trong đó có nhóm trưởng và thư ký. 

Các nhóm sẽ thảo luận về vấn đề: Làm thế nào để tiết kiệm điện trong gia đình? Sau khi đã nghiên cứu, các nhóm có 3 phút thảo luận, đại diện nhóm trình bày các phương án riêng. Sau đó, GV có thể đưa ra gợi ý phương án: Sử dụng thiết bị có khả năng điều chỉnh mức tiêu thụ điện năng hoặc thiết bị đa chức năng”, thầy Thái cho biết.

Thầy Thái cho biết: Khi tổ chức dạy và học dưới hình thức dự án STEM như thế HS rất hào hứng. Các em được tự tay làm những sản phẩm, vì vậy sẽ ghi nhớ kiến thức sâu hơn, đồng thời hình thành cho mình các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình cũng như năng lực thực hành.

Trước khi bắt tay vào thực hiện, GV và HS cũng cùng thống nhất về các tiêu chí đánh giá và tỷ lệ điểm ở phụ lục 1 bao gồm: Đánh giá bài báo cáo kiến thức: 15 điểm; Đánh giá phương án thiết kế: 25 điểm; Đánh giá sản phẩm kỹ thuật: 35 điểm; Đánh giá kỹ năng; thuyết trình: 15 điểm; Làm việc nhóm 10 điểm. 

Để lập được bản thiết kế sản phẩm, HS cần nắm nội dung các bài học và trả lời được các câu hỏi định hướng trong phụ lục 2. Các bài trong Công nghệ lớp 12 gồm: Bài 7: Mạch chỉnh lưu – Nguồn 1 chiều; Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản; Bài 10: Thực hành mạch nguồn điện một chiều và bài 11: Lắp mạch nguồn chỉnh lưu cầu có biến áp nguồn và tụ lọc. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1346 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1042 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay4,313
  • Tháng hiện tại4,313
  • Tổng lượt truy cập49,710,078
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944