Khởi động huy động nguồn lực xây dựng 'thư viện' câu hỏi thi tốt nghiệp THPT

Thứ năm - 01/08/2024 23:21 119 0
Việc này đã được khởi động, trong đó người có đóng góp tích cực đầu tiên là đội ngũ giáo viên cốt cán của các tỉnh, thành phố.Tập huấn cho đội ngũSở GD&ĐT Bến Tre đã cử giáo viên cốt cán các môn học theo số lượng quy định tham gia tập huấn về xây dựng đề thi theo cấu trúc định dạng mới của Bộ GD&ĐT....
Khởi động huy động nguồn lực xây dựng 'thư viện' câu hỏi thi tốt nghiệp THPT

Việc này đã được khởi động, trong đó người có đóng góp tích cực đầu tiên là đội ngũ giáo viên cốt cán của các tỉnh, thành phố.

Tập huấn cho đội ngũ

Sở GD&ĐT Bến Tre đã cử giáo viên cốt cán các môn học theo số lượng quy định tham gia tập huấn về xây dựng đề thi theo cấu trúc định dạng mới của Bộ GD&ĐT. Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Võ Văn Bé Hai cho biết, sau tập huấn, nhóm giáo viên cốt cán đã họp để triển khai xây dựng ngân hàng câu hỏi theo cấu trúc, định dạng mới. Dự kiến cuối tháng 8, sở tổ chức triển khai cho tất cả giáo viên giảng dạy cấp THPT về nội dung này.

“Hiện Bến Tre triển khai dữ liệu câu hỏi trên Kho học liệu của ngành với đóng góp đi đầu của đội ngũ cốt cán. Đây vừa là tài liệu tập huấn, vừa để đội ngũ giáo viên THPT toàn tỉnh tham khảo. Thời gian tới, giáo viên sẽ tiến hành soạn thảo câu hỏi và đưa lên kho học liệu của sở. Năm 2024 - 2025, Bến Tre chọn một số đơn vị thí điểm kiểm tra đánh giá trên hệ thống này; các đơn vị còn lại sử dụng làm nguồn tư liệu cho công tác giảng dạy và kiểm tra đánh giá tại đơn vị. Cách làm là vừa triển khai, vừa từng bước hoàn chỉnh; hướng đến sử dụng hệ thống này để kiểm tra 100% theo hình thức trực tuyến cho các trường THPT trên địa bàn”, ông Võ Văn Bé Hai thông tin.

Tại Quảng Ngãi, sở GD&ĐT đã cử đội ngũ giáo viên chủ chốt các môn học tham gia tập huấn của Bộ GD&ĐT. Theo thầy Lê Văn Trung - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi), trường có 8 thầy cô các bộ môn khác nhau tham dự. Sau tập huấn, mỗi thầy cô xây dựng một bộ câu hỏi để nộp cho bộ môn, đồng thời phục vụ công tác tập huấn tại cơ sở.

Là một trong những giáo viên Trường THPT chuyên Lê Khiết tham gia tập huấn, thầy Đinh Trọng Nghĩa (giáo viên Vật lý) và đồng nghiệp được chia sẻ những nội dung chính liên quan đến xây dựng đề thi theo cấu trúc, định dạng mới, gồm: Một số vấn đề về đánh giá năng lực; ví dụ minh họa và xây dựng đề minh họa. Giáo viên tham gia tập huấn cùng trao đổi, thảo luận với báo cáo viên của Bộ GD&ĐT để nắm rõ về đánh giá năng lực; tìm hiểu, thảo luận với báo cáo viên và giáo viên các tỉnh về ví dụ do báo cáo viên đưa ra. Sau đó, tập viết các câu hỏi theo định dạng, cấu trúc mới và trình bày trước báo cáo viên, giáo viên các tỉnh về câu hỏi do nhóm biên soạn.

“Tôi và 2 giáo viên khác cùng viết, thảo luận và hoàn thành một đề thi môn Vật lý theo định dạng, cấu trúc mới. Đề thi này được gửi về sở GD&ĐT, sau đó gửi về Bộ GD&ĐT. Sở GD&ĐT Quảng Ngãi tập huấn cho toàn bộ giáo viên của tỉnh về nội dung này, dự kiến trong tháng 8/2024, trong đó giáo viên cốt cán của sở làm báo cáo viên. Ngoài việc này, tôi sẽ viết tài liệu và giảng dạy cho học sinh theo hướng mà Bộ GD&ĐT đã tập huấn để các em học tập, làm bài tốt nhất có thể”, thầy Đinh Trọng Nghĩa cho hay.

Thầy Trang Minh Thiên - Trường THPT Nguyễn Việt Dũng là một trong những giáo viên cốt cán của Cần Thơ tham gia tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức. Tại lớp tập huấn, giáo viên cùng thực hành biên soạn câu hỏi, được các nhóm đóng góp ý kiến, phản biện và báo cáo viên, chuyên gia góp ý điều chỉnh. Sau tập huấn, giáo viên tham gia có nhiệm vụ biên soạn 1 đề minh họa để nộp về Bộ GD&ĐT.

tram hay khong bang tay quen2.jpg
Ảnh minh họa ITN.

Xây dựng câu hỏi đáp ứng yêu cầu mới

Triển khai xây dựng câu hỏi theo yêu cầu mới, thầy Đinh Trọng Nghĩa nhận thấy ban đầu có chút khó khăn. Tuy nhiên, dạy học theo định hướng phát triển năng lực được Bộ/sở GD&ĐT tập huấn nhiều lần trong những năm qua nên việc tiếp cận và viết câu hỏi cũng thuận lợi hơn.

Khi xây dựng câu hỏi theo định dạng mới, thầy Đinh Trọng Nghĩa cho rằng, điều đáng lưu ý đầu tiên là giáo viên cần nắm vững thế nào là đánh giá năng lực. Mỗi bộ môn có những đặc thù riêng, giáo viên cần nắm vững điều này mới có thể viết được câu hỏi. Ngoài ra, xây dựng câu hỏi cần viết những nội dung trọng tâm, chính xác về khoa học, độ phân hóa tốt, độ tin cậy cao và độ khó phù hợp với mục tiêu của kỳ kiểm tra hoặc kỳ thi.

Với môn Vật lý cũng vậy, giáo viên phải học tập để có chuyên môn vững vàng; nắm vững năng lực đặc thù môn học. “Trăm hay không bằng tay quen”, thầy cô nên tập viết câu hỏi, thảo luận với đồng nghiệp, thực nghiệm với học sinh, rút ra nhận xét và loại bỏ câu hỏi không phù hợp, chỉnh sửa câu hỏi chưa tốt, từ đó hoàn thiện thành bộ câu hỏi, đề thi để sử dụng. Việc nâng cao năng lực công nghệ thông tin, ngoại ngữ rất quan trọng để vẽ hình tốt, vẽ đồ thị chính xác và tham khảo những câu hỏi hay của các nước trên thế giới. Thầy cô cũng có thể sử dụng AI để đánh giá bước đầu về độ chính xác của câu hỏi do mình viết ra.

Khẳng định xây dựng câu hỏi theo cấu trúc, định dạng là việc khó, cô Trần Thị Thanh Xuân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định cho hay: Nếu trước đây, câu hỏi xuất phát từ chương trình, sách giáo khoa, thì theo định dạng mới sẽ xuất phát từ yêu cầu về năng lực. Mỗi ý hỏi thường ứng với một kỹ năng nào đó cần kiểm tra, nên trình tự sẽ là: Xác định thành tố cần đánh giá, lựa chọn ngữ liệu, sau đó là đặt câu hỏi.

Định dạng đề thi, tùy từng môn có 1 hoặc 2 phần mới (phần câu hỏi đúng/sai, phần trắc nghiệm trả lời ngắn); cách tính điểm với câu hỏi đúng/sai cũng khác. Với yêu cầu đánh giá năng lực, học sinh phải giải quyết vấn đề trong một tình huống, bởi vậy câu hỏi đưa ra phải mang tính thực tiễn cao, ngữ liệu mang tính mở, không bị bó hẹp trong sách giáo khoa.

“Bộ GD&ĐT đã tập huấn về nội dung này cho đội ngũ cốt cán các tỉnh, để sau đó triển khai tập huấn đại trà tại địa phương. Bên cạnh tập huấn, tôi cho rằng, điều quan trọng là các nhà trường cần yêu cầu, tạo điều kiện để giáo viên tập dượt, xây dựng câu hỏi theo yêu cầu mới thường xuyên; áp dụng vào kiểm tra, đánh giá đối với học sinh để dần nâng cao kỹ năng, năng lực”, cô Trần Thị Thanh Xuân chia sẻ.

Vai trò tổ trưởng chuyên môn, tôi đã triển khai, phân tích đề minh họa và bước đầu phân chia nhiệm vụ để rà soát các yêu cầu cần đạt, năng lực chuyên môn sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, với cộng đồng giáo viên giảng dạy môn Công nghệ, tôi và các giáo viên cốt cán đã triển khai biên soạn dạng câu hỏi theo năng lực và đề minh họa để có ngân hàng câu hỏi phong phú đa dạng, góp phần chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025. - Thầy Trang Minh Thiên

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập562
  • Hôm nay17,378
  • Tháng hiện tại295,508
  • Tổng lượt truy cập51,651,467
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944