Nhận diện xu hướng mới lĩnh vực Giáo dục

Thứ bảy - 27/01/2024 05:32 62 0
Bước sang năm 2024, các chuyên gia dự đoán một số xu hướng giáo dục mới sẽ định hình tương lai của việc dạy và học. Sự kiện nổi bật năm 2023 Giáo dục thế giới đã trải qua nhiều biến động. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc đã thống kê những sự kiện nổi bật của giáo dục toàn cầu...
Nhận diện xu hướng mới lĩnh vực Giáo dục

Bước sang năm 2024, các chuyên gia dự đoán một số xu hướng giáo dục mới sẽ định hình tương lai của việc dạy và học.

Sự kiện nổi bật năm 2023

Giáo dục thế giới đã trải qua nhiều biến động. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc đã thống kê những sự kiện nổi bật của giáo dục toàn cầu trong năm 2023.

Giáo dục dành cho trẻ em yếu thế là một trong những vấn đề được quan tâm. Thế giới đã chứng kiến những căng thẳng địa chính trị như xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas, Nga – Ukriane, chiến tranh Sudan...

Đáng chú ý, ngành Giáo dục cần xoá bỏ sự kỳ thị về các vấn đề sức khoẻ tâm thần nhằm thúc đẩy học sinh, sinh viên chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ. Các chiến dịch và chương trình nhằm nâng cao nhận thức về sức khoẻ tâm thần và tạo ra môi trường an toàn để người học chia sẻ sẽ trở nên phổ biến hơn.

Điều này khiến nhiều trẻ em phải theo gia đình di tản, bị gián đoạn học tập và gần như không có cơ hội trở lại trường học. Cùng lúc đó, tại Afghanistan, trẻ em gái không được đến trường.

Vì vậy, các tổ chức phi chính phủ, các quốc gia đã dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ để giúp những học sinh này khôi phục học tập. Trẻ em tại Ukraine theo gia đình di tản được phép nhập học tại các nước mà họ đến như Đức, Ba Lan... Nhiều nước phân bổ chuyên gia tâm lý học đường chia sẻ, hỗ trợ học sinh bị ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh.

Nâng cao vị thế giáo viên để giảm thiểu tình trạng thiếu hụt trên toàn cầu là lời kêu gọi của UNESCO. Năm qua, lần đầu tiên tổ chức này công bố báo cáo cho thấy thế giới thiếu 44 triệu giáo viên để đạt mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cho tất cả mọi người vào năm 2030.

Đáng chú ý, UNESCO đã đẩy mạnh đưa giáo dục trở thành giải pháp lâu dài cho khủng hoảng khí hậu tại Hội nghị lần thứ 28 của các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.

Dự kiến năm nay, UNESCO sẽ công bố hướng dẫn chương trình giảng dạy toàn cầu về giáo dục về biến đổi khí hậu; và tiêu chuẩn chất lượng trường học xanh. Từ đó, nhu cầu giáo dục bền vững và chống biến đổi khí hậu được nhiều nước quan tâm.

Sự xuất hiện của ChatGPT cũng đã gây xáo trộn giáo dục trong năm 2023. Nhiều quốc gia đã yêu cầu chặn hệ thống chatbot này trong trường học để học sinh không gian lận.

Tuy nhiên, các nhà giáo dục đã nhận ra việc cấm ChatGPT trong trường học không mang lại hiệu quả học tập nên đang dần tháo dỡ các lệnh cấm và tìm cách “sống chung” với công nghệ.

Dân số trong độ tuổi đi học ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Anh, Italy, Nhật Bản cũng đang sụt giảm nghiêm trọng do tỷ lệ sinh thấp. Điều này có nguy cơ đẩy các cơ sở giáo dục đến bên bờ vực đóng cửa hoặc sáp nhập.

Mở rộng hơn, số lượng học sinh, sinh viên trong thời gian tới sẽ xuống thấp. Ở nhiều quốc gia, số lượng này sẽ không thể đáp ứng nhu cầu mở rộng của lực lượng lao động trong thời đại mới.

Học sinh Nhật Bản trải nghiệm mô hình học tập ảo.

Học sinh Nhật Bản trải nghiệm mô hình học tập ảo.

Xu hướng trong năm 2024

Đối với giáo dục nói chung, năm nay dự đoán ghi nhận sự phủ sóng của các mô hình học tập kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp. Khi dịch Covid-19 xuất hiện, các chuyên gia đã nhận thấy học tập kết hợp không phải là giải pháp nhất thời mà sẽ là cuộc cách mạng lâu dài trong giáo dục.

Học sinh, sinh viên rất am hiểu kỹ thuật số nên muốn những trải nghiệm học tập gắn liền với cuộc sống của họ. Học tập kết hợp đáp ứng được yêu cầu sử dụng phương tiện kỹ thuật số, giáo dục linh hoạt, cá nhân hóa, học mọi lúc mọi nơi...

Mô hình này càng phát huy tính hiệu quả trong giáo dục đại học để mọi người có thể lấy bằng cử nhân theo thời gian và nhu cầu của bản thân. Ngoài ra, học kết hợp đưa chương trình đào tạo của một cơ sở giáo dục đại học ra toàn cầu, dành cho những sinh viên chưa có nhu cầu học trực tiếp; làm tăng ý nghĩa của việc hoà nhập.

Hơn nữa, mô hình kết hợp thúc đẩy sự chuyển đổi phương pháp sư phạm từ giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm sang lấy người học làm trung tâm. Nhưng việc học kết hợp còn nhiều trở ngại liên quan đến công nghệ, chi phí, cách thức vận hành, giá trị của bằng cấp trực tuyến...

Mô hình học tập kết hợp trực tuyến và trực tiếp sẽ phủ sóng toàn cầu trong năm 2024.

Mô hình học tập kết hợp trực tuyến và trực tiếp sẽ phủ sóng toàn cầu trong năm 2024.

Dự đoán về mô hình học tập kết hợp còn đến từ các thảm hoạ, thiên tai đang xảy ra gần đây. Năm 2023, thế giới đã chứng kiến nhiều thảm họa nghiêm trọng, gây gián đoạn học tập như lũ lụt ở Libya, ô nhiễm không khí ở Ấn Độ... khiến trường học phải đóng cửa. Lớp học trực tuyến đã giúp khôi phục hoạt động giảng dạy, giúp giáo viên kết nối với học sinh.

Năm 2024, các nhà giáo dục cũng cần quan tâm hơn đến sức khoẻ tâm thần và thể chất của học sinh, sinh viên. Sức khoẻ tâm thần đóng vai trò quan trọng đối với kết quả học tập của học sinh nên trong năm nay, các dịch vụ hỗ trợ học sinh sinh viên sẽ được đẩy mạnh. Điều này còn thúc đẩy môi trường học thuật phát triển mạnh.

Học tập suốt đời cũng là xu hướng quan trọng của giáo dục trong bối cảnh đổi mới công nghệ khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. Vì vậy, nhận thức sự chuyển đổi trên, ngành Giáo dục cần hướng đến đào tạo cho người học kỹ năng học tập suốt đời và liên tục trau dồi kiến thức.

Để đáp ứng nhu cầu trên, các tổ chức giáo dục trên thế giới đang mở rộng dịch vụ ngoài các chương trình cấp bằng tiêu chuẩn. Đơn cử, chương trình đào tạo tập trung vào thực hành thay vì lý thuyết, cập nhật xu hướng mới trên thế giới...

Cùng với đó, các khoá học ngắn hạn, chuyên ngành, cấp chứng chỉ dự kiến phát triển nhanh chóng, trong đó các cơ sở đào tạo sẽ liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để đảm bảo kiến thức trong nhà trường có thể áp dụng vào thế giới thực.

Riêng với các trường đại học, học tập suốt đời sẽ thay đổi cách họ tiếp cận mạng lưới cựu sinh viên. Thay vì dừng hoạt động sau khi tốt nghiệp, các trường có thể thu hút cựu sinh viên trở lại học tập để nâng cao kỹ năng và đào tạo định kỳ.

Năm 2024, việc học tập sẽ càng trở nên cá nhân hóa bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Từ cuối năm 2022, sự xuất hiện của ChatGPT đã làm đảo lộn giáo dục vì lo ngại ChatGPT gây ra tình trạng gian lận trong học tập. Nhưng nhìn theo hướng tích cực, AI cho phép trải nghiệm học tập được cá nhân hóa.

Đơn cử, các thuật toán AI sẽ phân tích hiệu suất, sở thích, phong cách học tập của từng người học để tạo ra lộ trình học tập tuỳ chỉnh. Điều này đảm bảo rằng mỗi người học nhận được sự hỗ trợ và tài liệu cần thiết để thành công, thúc đẩy môi trường giáo dục toàn diện và hiệu quả hơn.

AI cũng giúp giáo viên tiết kiệm thời gian cho những công việc ngoài giảng dạy như công việc hành chính, ra đề thi, chấm thi, soạn giáo án...

Mối quan tâm riêng

Ngoài xu hướng chung, giáo dục từng bậc học cũng có những mối quan tâm riêng. Với giáo dục phổ thông, năm 2024, các nước sẽ cần quan tâm đến vấn đề giữ chân giáo viên do khủng hoảng thiếu nguồn nhân lực.

Đơn cử, tại Mỹ, các trường học đang chứng kiến số lượng giáo viên bỏ việc ở mức đáng báo động. Tại Đức, dự đoán năm 2024 thiếu hàng chục nghìn giáo viên phổ thông.

Tình trạng thiếu giáo viên cũng đặt ra nhu cầu xây dựng sự công bằng trong giáo dục. Việc giáo viên nghỉ làm sẽ gây ảnh hưởng nặng nề nhất lên các gia đình thu nhập thấp bởi việc học tập của học sinh có hoàn cảnh khó khăn phụ thuộc phần lớn vào giáo viên trên trường. Các em không có nhiều cơ hội để học thêm. Bên cạnh đó là sự chênh lệch trình độ học tập giữa học sinh các nước thiếu giáo viên và đủ giáo viên.

Các mô hình giáo dục phi truyền thống như học tập ảo, học với kính thực tế ảo... cũng là xu hướng trong năm nay. Lấy ví dụ, Nhật Bản đang mở dịch vụ học tập ảo (metaverse schooling) cho phép học sinh học tập trên môi trường ảo.

AI giúp cá nhân hóa trải nghiệm học tập.

AI giúp cá nhân hóa trải nghiệm học tập.

Kế hoạch nhằm thúc đẩy học sinh Nhật Bản đến trường trên môi trường ảo, đặc biệt là những học sinh sống xa trường hoặc phải nghỉ học thời gian dài. Lý do là nhiều học sinh Nhật Bản nghỉ học, bỏ học vì không muốn đến trường.

Đối với giáo dục đại học, dự kiến nhiều trường đại học sẽ đóng cửa hoặc sáp nhập. Tại Mỹ, nhiều tổ chức giáo dục đang gặp khó khăn về tài chính, phải chuyển đổi mô hình kinh doanh để tồn tại và phát triển.

Do đó, dự kiến có nhiều trường đóng cửa hoặc sáp nhập vào năm 2024 như Cao đẳng Magdalen, Đại học Lincoln Christian, Đại học Alderson Broaddus, Đại học Alliance, Đại học Cabrini... Hay tại Hàn Quốc, do tình trạng dân số giảm vì tỷ lệ sinh thấp, dự kiến nhiều trường đại học sẽ phải đóng cửa hoặc sáp nhập trong năm 2024. Để cải thiện tình trạng này, các trường tăng cường tuyển sinh sinh viên quốc tế.

Năm 2024, các trường đại học trên thế giới sẽ nâng mức học phí đối với sinh viên trong nước lẫn quốc tế và có những quy định nghiêm ngặt hơn về tuyển sinh quốc tế.

Đơn cử, Trung Quốc đã tăng học phí, Hàn Quốc cũng tăng học phí sau nhiều năm đóng băng mức trần... để duy trì hoạt động và nâng cao khả năng tự chủ. Anh cấm sinh viên quốc tế bậc cử nhân mang theo người thân hay Na Uy chính thức áp dụng học phí với sinh viên quốc tế.

Thay đổi đều nhằm duy trì ngân sách và nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó, ứng viên muốn học tập ở nước ngoài trong năm 2024 cần tham khảo, cân nhắc kỹ càng các chính sách thay đổi của từng quốc gia để lựa chọn điểm đến phù hợp nhất với khả năng của bản thân.

Có nhiều nguyên nhân khiến các nước thiếu giáo viên phổ thông như lương thấp, khối lượng công việc khổng lồ, đãi ngộ thấp, thiếu sự tôn trọng từ học sinh, phụ huynh... Do đó, ngành Giáo dục các nước trong năm 2024 cần phải giải quyết các vấn đề gây ra tình trạng thiếu giáo viên để giảm thiểu tình trạng giáo viên bỏ việc. Bên cạnh đó, cần tìm cách thu hút người trẻ theo học ngành sư phạm, nâng cao số lượng giáo viên mới.

Tác giả bài viết: Phạm Khánh (TH)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập756
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm755
  • Hôm nay34,585
  • Tháng hiện tại312,715
  • Tổng lượt truy cập51,668,674
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944