Những điểm nhấn Giáo dục tuần qua

Chủ nhật - 02/06/2019 21:20 447 0

Những điểm nhấn Giáo dục tuần qua

GD&TĐ - Tuần qua, nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đối với các địa phương về đảm bảo tuyệt đối an toàn cho kỳ thi THPT quốc gia 2019; Nhiều trường ĐH tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ; Bổ sung điều luật bỏ “viên chức suốt đời”,…,là những nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm.
Những điểm nhấn Giáo dục tuần qua
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2019. (Ảnh: Cổng thông tin Chính phủ)

Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối kỳ thi THPT quốc gia 2019

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 diễn ra chiều 31/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương phải chủ động, chịu trách nhiệm và đảm bảo tổ chức an toàn tuyệt đối kỳ thi THPT quốc gia 2019.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT phải có phương án tổ chức kỳ thi chi tiết, tăng cường giám sát để đảm bảo kỳ thi trong sạch, minh bạch, thành công trên cả nước.

Đối với chính quyền các địa phương, Thủ tướng yêu cầu phải chủ động và phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân về chất lượng và đảm bảo tổ chức kỳ thi an toàn tuyệt đối.

Các địa phương tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thông đồng sửa điểm các bài thi như ở một số địa phương trong kỳ thi năm ngoái.

Trước đó, trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại nghị trường Quốc hội sáng 31/5, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đề cập đến một số giải pháp ngành giáo dục sẽ triển khai nhằm khắc phục hạn chế của kỳ thi năm 2018.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, đặc biệt các đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát, hỗ trợ ngành giáo dục tổ chức kỳ thi 2019 diễn ra thành công, lấy lại niềm tin của xã hội…

Những điểm nhấn Giáo dục tuần qua - Ảnh minh hoạ 2
Đề xuất bỏ tình trạng “viên chức suốt đời” trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, gây tâm tư băn khoăn cho một bộ phận viên chức - giáo viên (Ảnh minh họa) 

Bỏ “viên chức suốt đời”

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vừa được đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội để thông qua. Một trong những điều sửa đổi, bổ sung được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm là sẽ loại bỏ tình trạng “viên chức suốt đời”.

Điểm mới này được kỳ vọng sẽ chấm dứt cảnh công chức, viên chức chây ỳ, ngại đổi mới “sáng cắp ô đi, tối cắp về”. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, viên chức thường là giáo viên, đội ngũ y bác sĩ... lương thấp, áp lực nhiều, nếu như bỏ chế độ “viên chức suốt đời” có khiến họ nảy sinh tâm lý bất an?

Thực hiện chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 04-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW về chế độ hợp đồng đối với viên chức tuyển dụng mới, trong Tờ trình Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đề xuất hai phương án.

Phương án thứ nhất, tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực sẽ thực hiện ký kết hợp đồng xác định thời hạn, không ký hợp đồng không xác định thời hạn (kể cả đối với trường hợp sau khi kết thúc hợp đồng xác định thời hạn lần 2). Dự thảo Luật Chính phủ trình đang thể hiện theo phương án này.

Phương án thứ hai, viên chức được tuyển dụng mới sau khi ký kết hợp đồng xác định thời hạn (tối đa 2 lần) sẽ ký hợp đồng không xác định thời hạn. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn thì khi tuyển dụng mới viên chức được ký ngay hợp đồng không xác định thời hạn.

Qua thảo luận về vấn đề này, trong Ủy ban Pháp luật của Quốc hội có hai loại ý kiến khác nhau.

Đa số ý kiến tán thành phương án thứ nhất. Phương án này bảo đảm bám sát yêu cầu và thể chế hóa được nội dung của nghị quyết Trung ương, tạo sự khác biệt căn bản giữa “công chức” và “viên chức”, khắc phục được hạn chế trong quản lý đội ngũ viên chức là “vào dễ, ra khó”, tạo thuận lợi để các đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn viên chức phù hợp với vị trí việc làm; đồng thời bảo đảm được cơ chế cạnh tranh, tạo động lực để viên chức đã được tuyển dụng ký hợp đồng liên tục phấn đấu nâng cao trình độ, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ.

Tuy nhiên, theo phương án này sẽ tạo ra sự không thống nhất với quy định của Bộ luật Lao động hiện hành là không được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn quá 2 lần; dễ tạo tâm lý không yên tâm cho số viên chức được tuyển dụng mới. Các ý kiến tán thành phương án này cũng đề nghị làm rõ quy định đối với số viên chức cũ đã tuyển dụng (ký hợp đồng) thì áp dụng như Bộ luật Lao động hiện hành, giữ nguyên hợp đồng dài hạn đã ký.

Một số ý kiến tán thành phương án thứ hai. Phương án này tạo tâm lý yên tâm cho đội ngũ viên chức, bảo đảm sự ổn định, thống nhất trong quản lý viên chức, đồng thời có thay đổi một phần, tạo cơ chế sàng lọc bước đầu, đáp ứng một phần yêu cầu của nghị quyết Trung ương, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động hiện hành.

Những điểm nhấn Giáo dục tuần qua - Ảnh minh hoạ 3
Nhiều người tỏ ra lo ngại về tính công bằng trong tuyển sinh khi áp dụng xét tuyển qua học bạ (Ảnh minh họa)

Lo ngại trước xu hướng xét tuyển qua học bạ của các trường ĐH top đầu

Nhiều trường ĐH xét tuyển thí sinh vào trường chỉ dựa trên kết quả học bạ lớp 12 thay vì xét điểm 3 năm học THPT như trước đây.

Điều này dấy lên lo ngại “chạy đua” bảng điểm đẹp? Nếu như những năm trước đây, xét tuyển đại học bằng học bạ được phụ huynh và thí sinh ngầm hiểu là phương thức của các trường tốp dưới nhằm mục đích tuyển cho đủ chỉ tiêu mà bỏ qua yêu cầu về chất lượng đầu vào, thì những năm gần đây một số trường tốp trên cũng đã bắt đầu sử dụng điểm học bạ để xét tuyển. Trong đó, phải kể đến một số trường thuộc khối Công an, Quân đội, hay trường ĐH top đầu như ĐH Ngoại thương...

Theo Bộ GD&ĐT, năm nay cả nước có 489.637 chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó 70% là chỉ tiêu xét tuyển căn cứ vào kết quả thi THPT quốc gia, 30% còn lại (147.797 chỉ tiêu) là xét tuyển bằng phương thức khác; hầu hết xét tuyển bằng học bạ. 

Trước xu hướng trên, nhiều người tỏ ra lo ngại về tính công bằng trong tuyển sinh, bởi điểm học bạ vẫn chưa thực sự được tin cậy và được xem là không thực chất.

Tác giả bài viết: Kim Thoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập757
  • Hôm nay31,904
  • Tháng hiện tại310,034
  • Tổng lượt truy cập51,665,993
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944