Thông tin - Thư viện: Tiềm năng nghề nghiệp trong kỷ nguyên số

Thứ hai - 08/07/2024 23:08 10 0
GD&TĐ -Ứng dụng của Ngành Thông tin - Thư viện hiện nay đã được mở rộng trong nhiều lĩnh vực, mở ra cơ hội việc làm phong phú cho người học.
Thông tin - Thư viện: Tiềm năng nghề nghiệp trong kỷ nguyên số

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức và trí tuệ nhân tạo, ngành Thông tin - Thư viện ngày càng cải tiến để đáp ứng yêu cầu quản lý thông tin hiện đại. Với hơn 40 năm phát triển, khoa Thư viện - Thông tin học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy trong việc đào tạo đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao, năng động.

Cơ hội giáo dục chuyên môn và ứng dụng đa ngành

Bối cảnh chuyển đổi số đã mang lại những thay đổi tích cực trong các cơ quan thông tin, thư viện theo hướng ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động quản lý thông tin. Cơ hội việc làm cho nhân sự Thông tin - Thư viện không chỉ giới hạn trong các tổ chức công mà còn mở rộng sang các doanh nghiệp và nhiều loại hình cơ quan tổ chức trong xã hội.

PGS.TS. Ngô Thị Huyền - Trưởng khoa Thư viện - Thông tin học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM khẳng định: “Ngành Thông tin – Thư viện có tính liên ngành cao. Trong đó, những lĩnh vực nghề nghiệp có khả năng ứng dụng tốt nhất kiến thức ngành Thông tin – Thư viện bao gồm: Báo chí và truyền thông, Văn thư – Lưu trữ - Bảo tàng, và Xuất bản – Phát hành”.

Minh họa 1 (1).png
Khoa Thư viện - Thông tin học tổ chức gặp gỡ tân sinh viên khóa 2023

Ngoài chương trình đào tạo chính khóa, sinh viên được trải nghiệm nhiều hoạt động ngoại khoá ở cả cấp trường và cấp khoa. Trong đó có các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Phòng Công tác sinh viên, Phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp. Ở cấp khoa, sinh viên có cơ hội tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá được triển khai bởi Đoàn khoa, Liên Chi hội Sinh viên khoa, các câu lạc bộ của Khoa như Câu lạc bộ học thuật (Pro-LIS), Câu lạc bộ tình nguyện (VOLIS), Câu lạc bộ văn nghệ - thể thao (MSLIS).

Đối với hoạt động thực tập thực tế, sinh viên tham gia hai đợt thực tập chính (giữa khoá và tốt nghiệp) cùng hoạt động tham quan thực tế.

Khoa đã ký thoả thuận hợp tác với một số cơ sở giáo dục đại học và cơ quan thông tin – thư viện trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là mạng lưới liên kết chặt chẽ với hệ thống các cơ quan, trung tâm thông tin – thư viện ở phía Nam. Vì vậy, sinh viên có nhiều điều kiện học tập, trao đổi, tham quan thực tế, và thực tập.

Đứng trước nhiều băn khoăn của bạn trẻ về cơ hội trải nghiệm trong lĩnh vực này, PGS.TS. Ngô Thị Huyền cho biết: “Có nhiều yếu tố tác động đến việc chọn ngành học ngoài yếu tố liên quan đến kỳ vọng nghề nghiệp và sở thích cá nhân. Hiện nay, sinh viên ngành Thông tin – Thư viện của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM nhận được nhiều sự hỗ trợ như mức học phí ưu đãi và được tăng cường các hoạt động ngoại khóa miễn phí. Khi sinh viên đã chọn ngành học và thật sự nỗ lực, chắc chắn sẽ có công việc tốt và thành công”.

Minh họa 2 (1).png
Nhà tuyển dụng cùng giảng viên, sinh viên khoa Thư viện - Thông tin học trong chương trình “Kỹ năng chinh phục nhà tuyển dụng”

Khai thác tiềm năng công nghệ hiện đại

“Tôi còn nhớ, vào năm nhất, khoa có môn AI - trí tuệ nhân tạo nằm trong chương trình học (năm 2014). Chúng tôi không hiểu tại sao mình phải biết đến AI, nghe rất lạ tai. Thật khó để tin được ở một trường chuyên về khối ngành xã hội, chúng tôi được biết đến công nghệ như vậy. Và bây giờ, cuộc sống ở đâu cũng AI cả, tôi cảm thấy như mình đã được trang bị mọi thứ trước tương lai để đỡ bỡ ngỡ”. Đó là lời chia sẻ của chị Nguyễn Thị Hồng Giao - cựu sinh viên khóa 2014-2018 - hiện đang công tác tại Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Ngoài kiến thức chuyên môn, những kỹ năng tổ chức, sắp xếp, lên kế hoạch; tra cứu và thẩm định thông tin; thói quen đọc sách,... cũng là những điều chị Hồng Giao đúc kết và vận dụng nhiều trong công việc, đời sống.

Còn với ThS. Trương Minh Hòa - cựu sinh viên khóa 2002-2006 - hiện là Quản lý Thư viện Trường Đại học Fulbright Việt Nam, việc học tại khoa giúp anh có cơ hội tham dự nhiều hội thảo và sự kiện nghề nghiệp, tiếp cận và duy trì các mối quan hệ với cựu sinh viên, tổ chức, doanh nghiệp. “Những yếu tố này giúp sinh viên ngành Thông tin - Thư viện không chỉ có nền tảng kiến thức vững chắc mà còn có kỹ năng thực tế và mối quan hệ chuyên nghiệp, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động” - ThS. Trương Minh Hòa cho hay.

Đánh giá cao kiến thức và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Thông tin - Thư viện, bà Huỳnh Thị Mỹ Phương - Giám đốc Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia TPHCM cho biết: “Sinh viên tốt nghiệp có chiều hướng phát triển ở một số vị trí chủ chốt của đơn vị. Chương trình đào tạo của Trường ngày càng đa dạng, có cập nhật theo những xu hướng mới trong lĩnh vực thư viện. Điều này giúp sinh viên có kiến thức tổng quan và kỹ năng tốt”.

Giám đốc Thư viện Trường Đại học Mở TPHCM ThS. Âu Thị Cẩm Linh cũng đánh giá cao khả năng thích ứng của sinh viên ngành Thông tin - Thư viện. Trong đó, ThS. Âu Thị Cẩm Linh đặc biệt nhấn mạnh khả năng đóng góp cho nghiên cứu trong lĩnh vực thông tin - thư viện và được quy hoạch vào vị trí quản lý thư viện của người học tốt nghiệp ngành Thông tin - Thư viện của Khoa.

Có thể thấy, không dừng lại ở việc làm đủ, làm tốt công việc được giao, cử nhân ngành Thông tin - Thư viện còn thể hiện tốt ở việc cập nhật xu hướng và ứng dụng công nghệ. Từ đó, tạo tiền đề cho những thăng tiến trong công việc.

Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho các hoạt động thu thập, tổ chức, quản lý, lưu trữ và khai thác thông tin, Ngành Thông tin – Thư viện của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM đào tạo cử nhân khoa học có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động thông tin - thư viện, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Vị trí việc làm tiềm năng cho cử nhân ngành Thông tin - Thư viện rất phong phú: nhân viên thư viện; nhân viên làm việc trong lĩnh vực xuất bản, báo chí, truyền thông (ví dụ, biên tập viên nội dung); nhân viên trong các cơ quan văn hoá (ví dụ, thư ký tòa soạn, nhân viên bảo tàng) và trong các tổ chức giáo dục; nhân viên văn phòng (ví dụ, hành chính tổng hợp, xử lý hồ sơ); và nhân viên tư vấn, cung cấp dịch vụ thông tin. Bên cạnh đó, khi sinh viên thật sự nỗ lực trong quá trình học và trang bị tốt các kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ,... thì cơ hội việc làm được mở rộng hơn nhiều.

Tác giả bài viết: Tuyết Hồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1385 | lượt tải:300

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1120 | lượt tải:285

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2381 | lượt tải:377

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2905 | lượt tải:475

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2226 | lượt tải:320
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay18,584
  • Tháng hiện tại314,086
  • Tổng lượt truy cập50,371,891
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944