Tăng lương cơ sở thắp thêm niềm tin yêu với nghề

Thứ hai - 08/07/2024 21:03 7 0
Cô Nguyễn Thị Bình – Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội): Tin vui với người lao động Cô Nguyễn Thị Bình. Đây là tin vui cho người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nói chung, giáo viên nói riêng. Thực tế cho thấy, giá cả thị trường có xu hướng tăng, trong khi đời sống của...
Tăng lương cơ sở thắp thêm niềm tin yêu với nghề

Cô Nguyễn Thị Bình – Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội): Tin vui với người lao động

thap them niem tin yeu voi nghe5.jpg
Cô Nguyễn Thị Bình.

Đây là tin vui cho người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nói chung, giáo viên nói riêng. Thực tế cho thấy, giá cả thị trường có xu hướng tăng, trong khi đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn. Tăng lương góp phần thắp lên niềm tin và tình yêu nghề đối với thế hệ trẻ. Các nhà giáo công tác lâu năm cũng vui vì sau nhiều năm cống hiến sức trẻ, tuổi xuân và sự nhiệt huyết với ngành Giáo dục cũng được quan tâm xứng đáng.

Thực tế thời gian qua cho thấy, để trang trải cuộc sống, nhiều giáo viên phải dạy thêm, thậm chí làm thêm việc khác ngoài giờ.

“Tăng mức lương cơ sở góp phần thu hút học sinh, sinh viên tin tưởng và chọn ngành Sư phạm để đăng ký thi tuyển. Điều này thể hiện, giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu. Muốn đất nước, dân tộc phát triển ngày càng văn minh, tiến bộ thì phải đầu tư cho giáo dục. Đặc biệt, mong muốn của nhà giáo trên cả nước là “sống được bằng lương” đang dần hiện thực hóa nên thầy cô rất phấn khởi”. - Cô Nguyễn Thị Bình – Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội)

Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần và thời gian dành cho công tác giảng dạy trên lớp. Với mức tăng 30% lương cơ sở, thu nhập của giáo viên sẽ cải thiện đáng kể. Nhờ vậy, họ có thể giảm bớt gánh nặng tài chính, an tâm công tác và dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu, giảng dạy và chăm sóc học sinh.

Chất lượng giáo dục là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu. Để nâng cao chất lượng cần có sự đóng góp của nhiều yếu tố, trong đó vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng. Khi được đảm bảo đời sống vật chất, giáo viên có tâm lý thoải mái, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục. Họ sẽ có thêm thời gian nghiên cứu, trau dồi kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy, qua đó nâng cao chất lượng dạy học.

Ngoài ra, tăng lương cũng góp phần thu hút và giữ chân nhân tài cho ngành Giáo dục. Những người trẻ có năng lực, tâm huyết sẽ có thêm động lực để theo đuổi nghề giáo, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Thầy Nguyễn Cao Cường – Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội): Giáo viên mong duy trì phụ cấp thâm niên

thap them niem tin yeu voi nghe7.jpg
Thầy Nguyễn Cao Cường.

Chúng tôi phấn khởi khi Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở lên thêm 30%. Việc áp dụng chính sách tiền lương mới và trả lương theo vị trí việc làm phù hợp với tính chất công việc cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo.

Trước đây, nhiều người còn nặng tư tưởng “môn chính – môn phụ”, giáo viên dạy các môn ít có cơ hội gia tăng thêm thu nhập nhưng vẫn kiên cường bám trụ với nghề. Giờ được tăng lương cơ sở cũng giúp họ vơi bớt gánh nặng về tài chính trong bối cảnh giá cả leo thang; hạn chế việc bươn chải cuộc sống bằng những công việc ngoài giờ như shipper, bán hàng online, dạy thêm ở trung tâm…

Đặc biệt, nhiều giáo viên gắn bó lâu năm với ngành cũng bày tỏ niềm vui khi từ 1/7 vẫn được giữ nguyên phụ cấp thâm niên. Về lâu dài, đội ngũ này mong muốn Nhà nước khi sắp xếp vị trí việc làm cần tính toán đến yếu tố thâm niên để ghi nhận sự cố gắng, tinh thần yêu nghề của họ với ngành Giáo dục. Việc một giáo viên mới ra trường cũng hưởng mức lương không chênh lệch nhiều so với người công tác lâu năm ít nhiều khiến thầy cô tâm tư.

Thời gian qua, nhiều nhà trường ở các tỉnh thành tiến hành xét thăng hạng cho giáo viên hạng III lên hạng II. Theo cơ cấu vị trí việc làm mới, thời gian giáo viên tiếp tục được thăng hạng sẽ rất lâu vì phải chờ có người về nghỉ hưu khiến không ít nhà giáo tâm tư. Nhưng trước hết, việc chưa bị cắt phụ cấp thâm niên cũng là tín hiệu tích cực với các thầy cô để họ đạt được mức lương như kỳ vọng.

Cô Hoàng Thị Thủy - giáo viên Trường Tiểu học số 1 xã Sín Chéng (Si Ma Cai, Lào Cai): Tạo động lực để giáo viên trẻ về vùng khó

thap them niem tin yeu voi nghe8.jpg
Cô Hoàng Thị Thủy.

Nhiều năm trở lại đây, Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT đặc biệt quan tâm đến đời sống của đội ngũ giáo viên thông qua các chính sách hỗ trợ đặc biệt là chú trọng mức thu nhập. Nhờ vậy mà tôi và các đồng nghiệp rất phấn khởi, có thêm động lực để bám trường lớp, gắn bó và yêu nghề hơn.

Tăng lương cơ sở cho người lao động đặc biệt là nhà giáo yên tâm công tác.

Trước đây, khi mới ra trường, mỗi giáo viên có bằng đại học chỉ được hơn 4,112 triệu đồng/tháng. Giờ với mức lương mới này, mỗi giáo viên bậc 1 mới ra trường được hơn 5,475 triệu đồng/tháng - tăng 30%, cao nhất từ trước đến nay; điều đó giảm bớt áp lực cho giáo viên trẻ.

Đơn vị tôi đang công tác thuộc vùng 1, phụ cấp thấp hơn các trường vùng 3 hay vùng biên trên địa bàn huyện nên cuộc sống của giáo viên còn nhiều khó khăn. Việc tăng lương cơ sở được nhiều giáo viên mong đợi bởi giúp cải thiện được phần nào cuộc sống. Đặc biệt đối với giáo viên mới ra trường, giúp thầy cô có thêm nghị lực để bám lớp, trường, cống hiến sức trẻ, sự sáng tạo và đưa nhiều phương pháp hay vào giảng dạy.

Mức lương tối thiểu thỏa đáng không những đảm bảo trang trải chi phí cơ bản cần thiết cho giáo viên và gia đình như thực phẩm đủ dinh dưỡng, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, quần áo, đi lại, giáo dục, quan hệ xã hội… mà họ cũng cần một khoản dự phòng khi có việc bất khả kháng hoặc tiết kiệm cho tương lai. Vì vậy, không chỉ nghề giáo mà bất kỳ nghề nào có mức lương cao thì người lao động sẽ phấn đấu, nỗ lực cống hiến hết mình hơn cho công việc.

thap them niem tin yeu voi nghe (3).jpg
Tăng lương có giúp giáo viên mầm non gắn bó và yêu nghề hơn. Ảnh: ITN

Một thực tế cũng cần nhìn thẳng đó là đời sống của giáo viên vùng cao chỉ dựa vào đồng lương, không thể làm thêm gì để tăng thêm thu nhập. Để học trò an tâm đến trường, thầy cô phải sát sao, quan tâm và đồng hành nhiều hơn. Thậm chí muốn các em theo kịp chương trình, chúng tôi phải dạy phụ đạo không hưởng thù lao nên khá vất vả. Do đó, nhiều giáo viên trẻ mới ra trường rất ngại xin vùng khó công tác dẫn đến các trường vùng nơi đây thiếu giáo viên trầm trọng.

Đơn cử trường tôi, năm học 2022 - 2023, thiếu giáo viên, phải tăng cường thầy cô từ trường khác để hỗ trợ. Tuy nhiên, khi biết có thông tin lương cơ sở cao hơn, đã có 4 giáo viên trẻ về công tác.

Tăng lương cơ sở thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, cũng là một phần giúp thu hút giáo viên trẻ vào nghề, giải quyết tình trạng thiếu đội ngũ ở vùng cao; giúp nhà giáo bớt đi nỗi lo cơm áo gạo tiền, có thêm động lực để gắn bó lâu dài với nghề, và chuyên tâm với công tác giảng dạy.

Ông Nguyễn Hữu Nhân – nguyên Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ: Từng bước giải quyết tình trạng thiếu giáo viên

thap them niem tin yeu voi nghe1.jpg
Ông Nguyễn Hữu Nhân.

Tăng lương cơ sở tạo động lực cho giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với nghề. Đặc biệt khi thu nhập được cải thiện, thầy cô sẽ chuyên tâm nghiên cứu, tập trung vào giảng dạy thay vì vừa lo giảng dạy, vừa nơm nớp nỗi lo cơm áo, gạo tiền, chi phí sinh hoạt hằng ngày cho gia đình trong khoản lương hạn chế.

Cùng đó, mức lương này cũng tạo cho giáo viên mới ra trường nhiều thuận lợi, phấn khởi trong quá trình làm việc; hạn chế tối đa tình trạng thầy cô phải làm thêm đủ nghề để mưu sinh với mong muốn bám trụ được với nghề giáo. Đặc biệt, khi mức thu nhập ổn định tình trạng dạy thêm sẽ giảm, sự cố không mong muốn trong giáo dục cũng hạn chế.

Lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Đó là chính sách hiệu quả để thu hút người tài gắn bó với nghề; giúp giáo viên vùng khó tăng thêm động lực bám trường, lớp, mang chữ đến với trò.

Bản thân tôi cũng kỳ vọng, khi tăng lương, đời sống thầy cô ổn định hơn, gắn bó và đầu tư chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục, trình độ năng lực để gắn bó lâu dài.

Chương trình GDPT 2018 đã triển khai gần hết chu kỳ nên rất cần sự đầu tư chuyên môn, sáng kiến giảng dạy mới nhằm đáp ứng được yêu cầu chương trình, nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi vậy khi mức lương ổn định, thầy cô không nhất thiết phải làm thêm, sẽ có nhiều thời gian hơn để toàn tâm, toàn ý nghiên cứu chương trình.

Mức lương cơ sở cao cũng giúp các nhà giáo xây dựng định hướng rõ ràng cho bản thân trong quá trình làm việc; thêm gắn bó với nghề khi về hưu được hưởng mức lương cao. Từ những thực tế đó, ngành Giáo dục sẽ giảm bớt tình trạng giáo viên nghỉ việc giữa chừng, dần giải quyết bài toán thiếu nhân sự giảng dạy.

“Khi nghe tin sẽ được tăng lương, không chỉ giáo viên mà tất cả người lao động đều vui mừng vì sẽ giúp họ cải thiện thu nhập hằng tháng. Dù vậy, với thầy cô đã có nhà riêng hoặc ở nhà công vụ thì thu nhập tối thiểu mỗi tháng phải đạt khoảng 10 triệu đồng mới đủ chi tiêu trong bối cảnh giá cả tăng cao như hiện nay. Đó là chưa kể những giáo viên trẻ mới ra trường, hệ số lương khởi điểm thấp nhân với mức lương cơ sở chưa thể đảm bảo đủ sống. Do vậy, tăng lương là cần thiết để cải thiện đời sống cho giáo viên”. - GS.TS Đinh Quang Báo – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Tác giả bài viết: Ngô Chuyên - Đình Tuệ (Thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1385 | lượt tải:300

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1120 | lượt tải:285

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2381 | lượt tải:377

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2905 | lượt tải:475

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2226 | lượt tải:320
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập68
  • Hôm nay18,584
  • Tháng hiện tại314,218
  • Tổng lượt truy cập50,372,023
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944