Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia HS trung học năm học 2019 - 2020: Ươm mầm tương lai

Thứ bảy - 20/06/2020 01:51 613 0
GD&TĐ - Năm học 2019 - 2020 là lần thứ 8 Bộ GD&ĐT tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho HS trung học trên phạm vi toàn quốc. Cuộc thi năm nay thu hút được đông đảo đội ngũ giáo viên, HS của 67 đơn vị dự thi với 137 dự án.
Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia HS trung học năm học 2019 - 2020: Ươm mầm tương lai

Theo ông Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), Phó Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho HS trung học năm học 2019 - 2020, 137 dự án cấp quốc gia được tuyển chọn từ tỉnh/thành và các trường ĐH. Mỗi đơn vị được chọn 2 dự án, riêng TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng chủ nhà được chọn 4 dự án gửi về Bộ GD&ĐT để tổ chức thẩm định.

Bộ GD&ĐT đã lựa chọn ban giám khảo là nhà khoa học hàng đầu, có trình độ từ tiến sĩ, nhiều giám khảo có học hàm GS, PGS, đang giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục ĐH, viện nghiên cứu, với chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của cuộc thi, có kinh nghiệm chấm thi dự án nghiên cứu khoa học của HS cấp trung học. Mỗi lĩnh vực, nhóm lĩnh vực có tối thiểu 2 giám khảo với học hàm từ PGS trở lên. Giám khảo được chọn theo thể lệ từ Bắc, Trung, Nam để bảo đảm tính khách quan, đổi mới, kế thừa qua các năm chấm thi. Về cơ cấu giải thưởng, giải lĩnh vực gồm giải: Nhất, Nhì, Ba, Tư; ngoài ra còn giải khác cho thí sinh do trường ĐH, viện nghiên cứu và đơn vị lựa chọn trao giải.

Là đơn vị chủ nhà, ông Trần Văn Miên, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, thông tin: Đối với Cuộc thi Khoa học kỹ thuật, từ năm học 2011 - 2012 đến nay, giáo viên, HS TP Đà Nẵng tích cực tham gia với 900 dự án tranh tài ở cấp thành phố. Trong đó, có 48 dự án đạt thành tích đáng kể tại sân chơi quốc gia. Đặc biệt, trong 2 năm học 2010 - 2011, 2018 - 2019, Đà Nẵng đều có dự án được tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế Intel – ISEF tại Hoa Kỳ.

Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia HS trung học năm học 2019 - 2020: Ươm mầm tương lai - Ảnh minh hoạ 2
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu khai mạc cuộc thi.

Phát biểu tại lễ khai mạc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho HS trung học năm học 2019 - 2020, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ - Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc thi nhấn mạnh: Sự bùng nổ tri thức, công nghệ sản xuất mới và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 làm thay đổi các nội dung trong GD-ĐT, yêu cầu người học phải thay đổi cách học, người dạy phải thay đổi cách dạy và nhà trường phải thay đổi cách đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của người học.

Trước bối cảnh đó, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, trong những năm qua, giáo dục phổ thông (GDPT) nói chung và công tác phát hiện bồi dưỡng HS giỏi nói riêng đã có nhiều đổi mới cả về mục tiêu, nội dung, phương thức giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục và thu được kết quả rất quan trọng.

Bên cạnh tiềm năng sáng tạo của HS Việt Nam được khẳng định qua thành công trong các kỳ thi Olympic quốc tế hằng năm, từ năm học 2011 - 2012, Bộ GD&ĐT triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của HS THCS, THPT và tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho HS trung học (VISEF) thu hút hàng nghìn HS tham gia; đã cử HS tham dự Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF) và các cuộc thi, hội chợ, triển lãm quốc tế về sáng tạo khoa học, kỹ thuật và thu được kết quả khả quan.

Trong cuộc thi Intel ISEF ở Hoa Kỳ những năm vừa qua, HS Việt Nam khẳng định khả năng nghiên cứu khoa học, kỹ thuật ở tầm quốc tế. Tỷ lệ dự án đoạt giải của Việt Nam cao hơn so với mức trung bình 26% của Intel ISEF. Bên cạnh đó, HS Việt Nam cũng đoạt nhiều giải, nhiều huy chương khi tham dự các cuộc thi, triển lãm sáng tạo khoa học của khu vực và quốc tế.

Qua cuộc thi cho thấy, từ việc xác định đề tài đến quá trình triển khai nghiên cứu đề tài chứng tỏ nhiều em có phẩm chất và năng lực của nhà khoa học. Các ý tưởng sáng tạo của HS được hiện thực hóa và giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Thành công bước đầu này mở ra hướng phát triển mới cho GDPT. Hoạt động này cũng góp phần tăng cường liên thông giữa GDPT với giáo dục đại học; đẩy mạnh hướng nghiệp cho HS phổ thông...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập785
  • Hôm nay29,996
  • Tháng hiện tại308,126
  • Tổng lượt truy cập51,664,085
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944