Nghịch lý ngành "khát" nhân lực nhưng khó tuyển sinh

Thứ ba - 03/03/2020 06:26 341 0
GD&TĐ - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) không chỉ tác động đến xu hướng đào tạo của các trường đại học, mà còn làm thay đổi nhu cầu nhân lực của xã hội. Nhiều ngành nghề mới ra đời...
Nghịch lý ngành "khát" nhân lực nhưng khó tuyển sinh

Ngành truyền thống vẫn khát nhân lực

Học xong có việc làm ngay (cam kết có việc làm) đang là xu hướng được nhiều trường ĐH, CĐ hướng đến nhằm xây dựng chính sách tốt hơn, toàn diện hơn cho sinh viên. Nhiều trường không chỉ đẩy mạnh kết nối với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, họ còn chủ động “săn” việc cho sinh viên ngay khi ra trường.

Tuy nhiên, không phải lúc nào “cam kết” và trải thảm sẵn ấy cũng có thể hút sinh viên. Bằng chứng là nhiều ngành nghề đào tạo tại các trường hiện nay tuy thị trường lao động khan hiếm nhân sự nhưng việc tuyển sinh lại vô cùng khó khăn.

 Trường có nhiều ngành đào tạo mà nhu cầu nhân lực hiện nay và tương lai rất cần như: Phát triển Nông thôn, Lâm học, Kỹ thuật môi trường, Quản lý Tài nguyên và Môi trường nhưng tuyển sinh hàng năm đều không đủ 100% chỉ tiêu. Đơn cử như ngành Lâm học thuộc Khoa Lâm nghiệp nhiều năm liền sinh viên của khoa không đủ để cung cấp ra bên ngoài, các doanh nghiệp tới tận trường để tuyển dụng, “đặt hàng” trước để mong giới thiệu sinh viên tốt nghiệp nhưng số lượng sinh viên vẫn khá giới hạn. 
Tiến sĩ Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM

PGS.TS Vũ Huy Đại - Viện trưởng Viện Công nghiệp gỗ nhìn nhận: Nhu cầu nhân lực ngành gỗ của các doanh nghiệp là rất lớn, nhưng vấn đề nằm ở chỗ lượng sinh viên theo học ngành này tại các trường có đào tạo ngành Lâm nghiệp vẫn chưa nhiều khiến việc tuyển dụng gặp khó khăn.

Cũng là các ngành học mà nhu cầu nhân lực đang rất cần, nhưng thí sinh lại khá e dè khi đăng ký là ngành Thủy sản, Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật hóa học. ThS Phạm Thái Sơn - Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM chia sẻ: Dù các ngành trên thực tế nhu cầu nhân lực hàng năm luôn rất cao nhưng lại là những ngành khó tuyển thí sinh.

“Đơn cử, Thủy sản là ngành thế mạnh, thuộc nhóm có thế mạnh xuất khẩu của nước ta. Nhưng do nhân sự ngành này thường phải đi làm xa thành phố nên học sinh ít lựa chọn. Còn ngành Môi trường thì nhân lực cần chủ yếu là nam, làm ở môi trường khá vất vả trong khi các em nam lại có nhiều cơ hội trong các ngành khác. Yếu tố đầu ra quyết định nhiều đến nhân lực” - ThS Phạm Thái Sơn nói.

Cũng rơi vào tình trạng khan hiếm người học và khó tuyển sinh là nhóm ngành truyền thống thuộc khối xã hội nhân văn như: Triết học, Lịch sử, Ngôn ngữ Nga, Lưu trữ học, Thư viện, Công tác xã hội... ThS Trần Nam - Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông (Trường ĐH KHXH&NV TPHCM) trao đổi: “Khảo sát của Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và Phát triển nguồn nhân lực cho thấy, nhu cầu cần tuyển dụng nhân lực tại khối, nhóm ngành trên là rất lớn. Tuy nhiên, số lượng sinh viên ra trường để cung ứng gần như không thấm vào đâu”.

Nghịch lý ngành
 Tìm hiểu thông tin tư vấn tuyển sinh

Vì sao thí sinh kém mặn mà?

Thực tế cho thấy, nhiều trường ĐH, CĐ có xu hướng đua nhau mở ngành “hot”, ngành mà thí sinh thích, xem đây là “chìa khóa” để giữ vững chỉ tiêu tuyển sinh. Việc trường ĐH mở ngành “chiều” thí sinh và việc thí sinh chọn ngành theo cảm quan là một trong những nguyên nhân gây nên sự bão hòa, cũng như thừa nguồn nhân lực của khối và nhóm ngành đó. Ở chiều ngược lại, những ngành không có “tiếng thơm”, ngành học mà thí sinh nghĩ sẽ cực khổ lại ngày càng trở nên khan hiếm nhân lực.

TS Nguyễn Vũ Quỳnh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng nêu quan điểm: Sự e dè, thậm chí là ghẻ lạnh với nhiều ngành học ngay từ cái tên gọi của nó tồn tại ở suy nghĩ của không ít phụ huynh và thí sinh.

Trường ĐH Lạc Hồng có 3 ngành mà hàng năm tuyển sinh tương đối khó khăn là Công nghệ kỹ thuật hóa học, Khoa học môi trường và ông nghệ sinh học. Các ngành này môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp chủ yếu là trong phòng thí nghiệm và trong lĩnh vực nông nghiệp.

Có lẽ vì thế không ít thí sinh khi tìm hiểu ngành nghề và triển vọng nghề nghiệp đã ngại… khổ, bất chấp Đồng Nai có khu nông nghiệp công nghệ cao và đang khát nguồn nhân lực. Thực tế này phản ánh rõ nét công tác tư vấn hướng nghiệp, định hướng ngành nghề của ta hiện nay vẫn chưa thật sự đi sâu vào cốt lõi vấn đề, xu hướng thực dụng thể hiện khá rõ nơi nhiều bạn trẻ.

 
TS Nguyễn Vũ Quỳnh

Đây là thực tế mà theo TS Trần Đình Lý không dễ thay đổi trong thời gian trước mắt, khi công tác tư vấn ngành nghề của các trường vẫn quá chú trọng vào các ngành học hot của mình, cũng như công tác truyền thông về nhu cầu nhân lực các ngành nghề khối Nông – Lâm - Ngư nghiệp vẫn còn ít ỏi.

“Vẫn biết CMCN 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ xu hướng nhân lực của xã hội trong thời gian tới. Nhưng với những nhóm ngành mang tính đặc thù như Nông nghiệp, Thủy sản, khoa học xã hội không phải dễ thay thế trong một sớm một chiều. Đặc biệt, khi nền kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu đứng trên 3 chân Nông – Lâm - Thủy sản.

Vì vậy, cá nhân tôi cho rằng, ngoài việc thúc đẩy các chính sách hỗ trợ, gia tăng sức hút vị trí công việc bằng bài toán tài chính thì công tác truyền thông, hướng nghiệp của các trường cần phải có sự song hành của các doanh nghiệp đang “khát” nhân sự nhóm ngành trên. Chỉ có doanh nghiệp dẫn chứng vị trí công việc bằng thực tế sản xuất, nghiên cứu… mới giúp xóa đi được những hiểu lầm, nghi ngại và tính thực dụng nơi người trẻ. Chúng ta phải cho các em thấy giá trị, sự vinh quang của nghề nghiệp mà mình chọn lựa, theo đuổi” - TS Trần Đình Lý nói.

Để tạo sức hút cho thí sinh với những ngành học truyền thống, ngành học đang dần bị tụt lại so với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, khoa học kỹ thuật cần có sự thống kê hoặc một chiến lược nhân lực tầm quốc gia. Trong đó, phải nêu rõ được nhu cầu và sự tăng trưởng, mức thu nhập có thể đạt được của từng nhóm ngành trong giai đoạn tới ra sao bên cạnh công tác truyền thông, hướng nghiệp mới mong giải quyết được “độ vênh” trong tuyển dụng. - ThS Trần Nam 

Anh Tú

Tác giả bài viết: Anh Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập789
  • Hôm nay29,112
  • Tháng hiện tại307,242
  • Tổng lượt truy cập51,663,201
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944