Đào tạo liên ngành: Xu hướng tất yếu

Thứ tư - 04/03/2020 02:03 957 0
GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2020, Trường ĐH Luật TPHCM đẩy mạnh tuyển sinh và đào tạo các chương trình liên thông giữa ba ngành: Luật, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Anh văn pháp lý). Đây...
Đào tạo liên ngành: Xu hướng tất yếu

Chuyển đổi tích cực

Với chương trình liên thông giữa ba ngành: Luật, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Anh văn pháp lý), Trường ĐH Luật TPHCM dự kiến sau khi học xong học kỳ thứ 3 chương trình đào tạo của ngành thứ nhất sinh viên được đăng ký học liên thông sang ngành thứ 2. Ngành Luật liên thông sang ngành Ngôn ngữ Anh hoặc sang ngành Quản trị kinh doanh; ngành Ngôn ngữ Anh liên thông sang ngành Luật (hệ đại trà hoặc chất lượng cao); ngành Quản trị kinh doanh liên thông sang ngành Luật (hệ đại trà) hoặc sang ngành Ngôn ngữ Anh.

ĐH Luật TPHCM không phải là trường đầu tiên quan tâm tới xu hướng đào tạo liên ngành. Cũng trong mùa tuyển sinh 2020, bên cạnh mở hướng liên thông giữa các ngành với nhau, nhiều trường ĐH còn mở ngành mới liên ngành. Đơn cử như Trường ĐH Hồng Bàng dự kiến mở ngành Tiếp thị kỹ thuật số, Trường ĐH Kinh tế Luật (ĐHQG TPHCM) mở ngành Kinh doanh số và trí tuệ nhân tạo…

Trước đó, ĐH Quốc gia Hà Nội đã phát triển các chương trình đào tạo theo hướng liên ngành và xuyên ngành, nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 như: Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật Robot, Công nghệ Hàng không Vũ trụ, Khoa học Thông tin Địa không gian...

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM cũng tuyển “ngành xuyên ngành” Robot và trí tuệ nhân tạo với sự phối hợp của ba khoa đào tạo: Cơ khí, điện điện tử và công nghệ thông tin, tạo bước đột phá trong tư duy về ngành nghề ở bậc đại học, phù hợp với xu thế đa ngành, xuyên ngành trong kỷ nguyên số. Trường ĐH Kiến trúc TPHCM đã tuyển sinh ngành Mỹ thuật Đô thị, là liên - đa ngành mang tính tổng hợp, có sự gắn kết hài hòa những yếu tố và giá trị thẩm mỹ nghệ thuật trong kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị. Hay Trường ĐH Văn Lang mở ngành Văn học ứng dụng thuộc Khoa Xã hội và Nhân văn…

Đào tạo liên ngành: Xu hướng tất yếu - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa/ INT

Thực tế, tiếp cận liên ngành đã và đang trở thành một xu thế tất yếu và cần thiết để giải quyết các vấn đề của khoa học và thực tiễn. Hơn thế, liên ngành không chỉ là phương pháp tiếp cận mà trở thành ngành khoa học mới. Quá trình toàn cầu hóa đã đặt Việt Nam hòa vào dòng chảy hội nhập với các xu thế chung của thế giới cũng đang rất cần đội ngũ chuyên gia, nguồn nhân lực làm chính sách, chiến lược, những người có tư duy liên ngành với khả năng tiếp cận tổng thể để có thể nhận diện và đề xuất giải pháp cho các vấn đề đặt ra.

Vì thế, việc các trường ĐH quan tâm tuyển sinh và đào tạo các ngành liên ngành, xuyên ngành là xu hướng tích cực và theo các chuyên gia dự báo đây sẽ là xu hướng căn bản trong bối cảnh hệ sinh thái đại học được vận hành theo phương châm kết nối và đổi mới - sáng tạo.

Nhiều lợi ích cho người học

Xu hướng đào tạo liên ngành, xuyên ngành mang lại nhiều thuận lợi cho người học. Việc am hiểu nhiều hơn một ngành học sẽ giúp sinh viên phát huy tốt nhất năng lực của mình và thành công trong nghề nghiệp sau này.

Theo PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội), thực tiễn công việc mới yêu cầu người lao động tương lai cần biết rộng và hội tụ nhiều kỹ năng nhận biết, giải quyết vấn đề hơn chỉ là những kiến thức chuyên sâu và hẹp, vốn có thể được giải quyết bởi trí tuệ nhân tạo (AI).

Ví dụ, hiện nay ở nhiều quốc gia, các công việc đơn lẻ như lễ tân khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên bán hàng… được thay thế hoàn toàn bằng rô bốt. Trong tương lai gần, các nghề phức tạp hơn như phiên dịch, tư vấn luật, giáo viên… cũng có thể được thực hiện bởi máy móc với trí tuệ nhân tạo… Vì vậy, nhân lực cho thị trường lao động 4.0 cần nhiều hơn kiến thức chuyên ngành đơn lẻ; Người học cần được trang bị kiến thức đa ngành, xuyên lĩnh vực, tư duy tích cực, kỹ năng tổng hợp...

Được lợi vì rộng về kiến thức, chọn học liên ngành giúp người học có cơ hội việc làm khá rộng, khả năng thích ứng thực tế tốt. Ví dụ, sinh viên ngành Mỹ thuật đô thị khi tốt nghiệp có đủ khả năng đầu quân làm việc tại các xưởng thiết kế thuộc các lĩnh vực: Kiến trúc, thiết kế Nội thất, thiết kế - chế tác... hoặc đủ trình độ và bản lĩnh làm nghệ sĩ tự do.

Cử nhân ngành Văn học ứng dụng có thể học và vận dụng thực hành ngay những kiến thức văn học vào trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động văn học như thực tập phê bình văn học, biên tập tại các nhà xuất bản, các cơ quan truyền thông, báo chí, làm việc trong những nhóm thực hành dịch hay trình diễn những tác phẩm văn học… Cơ hội việc làm của ngành Văn học ứng dụng cũng được dự báo rộng mở hơn so với ngành Ngữ văn hay Sư phạm Ngữ văn truyền thống.

Các ngành khoa học xã hội sẽ có tính liên ngành cao hơn khoa học tự nhiên. Khi đó, đòi hỏi người lao động phải có kiến thức đa ngành và xuyên suốt mới thích nghi được.
                                                   TS Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng
                                Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TPHCM) 

Hà Bình

Tác giả bài viết: Hà Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập959
  • Hôm nay27,674
  • Tháng hiện tại305,804
  • Tổng lượt truy cập51,661,763
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944